Kalinưts đưa con ngựa mới mua vào chuồng, và Kalinưts nghiêm trang, tận
tâm thực hiện yêu cầu của ông bạn già vốn hay hoài nghi. Kalinưts gần
nhiên thiên hơn. Khôr thì gần mọi người, gần xã hội hơn. Kalinưts không
ưa lập luận và tin tất cả mọi cái một cách mù quáng. Khôr thì thậm chí có
cái nhìn mỉa mai đối với cuộc đời.
Ông ta thấy nhiều, biết nhiều, và tôi học được nhiều ở ông ta. Chẳng hạn,
qua những câu chuyện của ông, tôi được biết rằng mỗi mùa hè, trước mùa
cắt cỏ thường có một chiếc xe ngựa nhỏ hình dạng đặc biệt đến các làng.
Một người mặc áo kafơtan(
[10]
), ngồi trong xe và bán lưỡi hái. Trả tiền
ngay thì từ một rúp hai mươi nhăm cô pếch cho đến một rúp rưỡi tiền giấy,
mua chịu thì ba rúp thường và một rúp bạc. Tất nhiên là tất cả nông dân đều
mua chịu. Hai ba tuần sau, người đó lại đến và đòi tiền.
Nông dân vừa gặt yến mạch xong, thành thử có cái để mà trả. Người
nông dân cùng với người lái buôn vào quán rượu và thanh toán nợ nần ở
đấy. Một vài địa chủ nảy ra ý định bỏ tiền ra mua lưỡi hái và bán chịu cho
nông dân cũng với giá như thế. Nhưng nông dân không hài lòng, và thậm
chí chán nản: họ mất cái thú được búng vào lưỡi hái, lắng nghe tiếng thép
ngân lên, lật đi lật lại lưỡi hái trong tay và hỏi gã lái buôn quỷ quyệt tới hai
chục lần: "ông nghĩ thế nào, ông bạn, lưỡi hái không tốt lắm, phải không?"
Cũng vẫn những trò ấy diễn ra khi mua liềm, chỉ khác cái là ở đây đàn bà
can dự vào và đôi khi họ khiến cho người bán hàng phải nện họ một trận vì
lợi ích của chính họ. Nhưng đàn bà đau khổ nhiều nhất trong trường hợp
như thế này. Những người cung cấp vật liệu cho các nhà máy giấy trao việc
thu mua giẻ rách cho một loại người mà ở một số vùng, người ta gọi là
"phượng hoàng". "Phượng hoàng" ta được lái buôn trao cho hai trăm rúp
tiền giấy và đi kiếm mồi. Nhưng trái với con chim cao quý mà y mang tên,
y không tấn công trực diện và mạnh bạo: y dùng mưu ma chước quỷ. Y để
xe ngựa ở một chỗ trong đám bụi cây gần làng, còn y cất lẻn ra phía sau
nhà, như một người qua đường hay một người đi chơi phiếm. Linh tính báo
cho bọn đàn bà biết "phượng hoàng" tới và họ lẻn ra gặp y. Cuộc mua bán
diễn ra vội vã. Để lấy mấy xu đồng, người nông dân trao cho "phượng