quốc của ông để đổi lấy con ngựa của tôi, tôi cũng không đổi cơ mà!
(
[153]
)- Nói đoạn, ông phá lên cười, cho Malêc- Ađen chồm ngược lên,
điều khiển nó xoay người trong không trung, chỉ đứng bằng hai chân sau,
nom giống như con quay đang xoay tròn, rồi tiếp tục phóng đi! Và vút đi
như tia chớp trên ruộng rạ. Còn người đi săn (nghe nói là một công tước
giàu sụ) ném chiếc mũ mềm xuống đất và ngã vật mặt xuống mũ! Ông ta
nằm như thế đến nửa tiếng đồng hồ.
Vậy thì làm sao mà Tsertôpkhanôp không quí con ngựa của mình kia
chứ? Chẳng phải là nhờ nó mà ông lại có được ưu thế chắc chắn, một ưu thế
cuối cùng đối với mọi người trong vùng ư?
VI
Nhưng thời gian trôi qua, kỳ trả tiền sắp tới, mà Tsertôpkhanôp không có
nổi lấy năm chục đồng, chứ đừng nói gì đến hai trăm năm mươi đồng. Làm
thế nào đây, có cách gì gỡ nước bí này chăng? "Có gì đâu nhỉ? - Cuối cùng,
ông quyết định - nếu gã Do Thái không nhân nhượng, không muốn cho khất
thì ta sẽ gán nhà và đất cho y, còn ta sẽ cưỡi con ngựa đi bất cứ đâu! Ta thà
chết đói chứ không chịu nhường lại Malêc-Ađen cho ai!". Ông lo lắm và
thậm chí bắt đầu nghĩ ngợi. Nhưng phen này, lần đầu tiên và cũng là lần
cuối cùng, số phận đã thương hại ông, mỉm cười với ông: một bà thím họ xa
mà thậm chí Stertôpkhanôp không biết tên, đã di chúc để lại cho ông một số
tiền mà đối với ông là hết sức lớn: hai nghìn rúp! Ông nhận được món tiền
ấy hoàn toàn đúng lúc, như người ta thường nói: một ngày trước khi gã Do
Thái đến. Tsertôpkhanôp suýt phát điên lên vì vui sướng, nhưng ông cũng
không nghĩ đến chuyện uống vôtka: từ ngày Malêc-Ađen đến với ông, ông
không hề nhắp đến một giọt. Ông chạy vào chuồng ngựa và hôn lấy hôn để
vào hai bên mõm của bạn mình, quãng phía trên mũi, chỗ mà da ngựa
thường mềm nhất. "Bây giờ thì chúng ta sẽ không bao giờ xa rời nhau - ông
reo lên, vỗ vào cổ Malêc-Ađen, dưới cái bờm chải mượt. Trở vào nhà, ông
đếm hai trăm năm mươi rúp và niêm phong thành một gói. Rồi ông nằm