bản, đặt nền móng hàn lâm cho một lý thuyết mà sau này phát triển thành
kinh tế học Keynes Mới. Bản thân Keynes chỉ sử dụng một vài phương trình
trong các tác phẩm của ông, nhưng kèm theo chúng là các nội dung phân
tích chuyên sâu, viết bằng lời văn rõ ràng. Chỉ trong cuối thập niên 1940 và
1950 mới tồn tại nhiều mô hình và đồ thị kinh tế mà ngày nay người ta nhận
định là gắn liền với kinh tế học Keynes. Đó là thời điểm các sai lầm trong
định nghĩa của “trường phái Keynes” được in sâu vào tâm trí con người; còn
Keynes nghĩ gì về những sai lầm đó, nếu ông còn sống, thì tùy suy đoán của
mỗi người.
Lúc cuối đời, Keynes ủng hộ một loại tiền tệ mới, mà ông gọi là đồng
Bancor, có giá trị được neo với một rổ hàng hóa trong đó có vàng. Tất nhiên,
ông đã kịch liệt phê phán Bản vị hối đoái vàng của thập niên 1920, nhưng
ông đủ thực dụng để nhận ra rằng các loại tiền tệ phải được neo giá với thứ
gì đó, vì vậy ông thích một chuẩn mực hàng hóa toàn cầu hơn là “Bản vị đô-
la và vàng” đã xuất hiện từ hệ thống Bretton Woods năm 1944.
Mục đích của chúng tôi trong sách này không phải là nhận định tổng quát
về kinh tế học Keynes, mà là tập trung vào những sai lầm trong lý thuyết
này - những điểm gắn liền với các cuộc chiến tranh tiền tệ. Khi tìm hiểu về
trường phái Trọng tiền, sai lầm của nó là sự biến đổi trong vận tốc lưu thông
tiền tệ được thể hiện qua sự chọn lựa của người tiêu dùng. Trong kinh tế học
Keynes, sai lầm là yếu tố nổi tiếng: “số nhân.”
Lý thuyết số nhân trong kinh tế học Keynes dựa trên một giả định rằng
một đô-la giảm đi vì chi tiêu của chính phủ có thể tạo ra nhiều hơn một đô-la
trong tổng sản lượng đầu ra của nền kinh tế, sau khi đã tính đến mọi hiệu
ứng thứ cấp khác. Số nhân là Người vượn khổng lồ (Bigfoot) của kinh tế
học – nhiều người giả định rằng nó tồn tại nhưng rất hiếm khi nhìn thấy tận
mắt. Nền tảng để xây dựng chính sách công theo kinh tế học Keynes được
gọi là tổng cầu, hoặc tổng số của mọi chi tiêu và đầu tư trong nền kinh tế
quốc nội, không tính tồn kho. Ví dụ, nếu một người lao động bị sa thải, anh
ta không những bị mất thu nhập mà còn phải ngưng chi tiêu và điều này
khiến cho một số người khác cũng mất thu nhập. Mất thu nhập và mất tiêu
dùng khiến cho tổng cầu giảm sút, sự giảm sút này tự nó còn đi xuống thêm