CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 234

hình thực tế cho thấy các loại tiền tệ sụp đổ, các ngân hàng thất bại và nhà
nước mất khả năng thanh toán, thì nói về “hồi phục kinh tế” chỉ mang lại
hiệu ứng rất nhỏ và nhất thời. Còn hiệu ứng của kiểu tuyên truyền này trong
dài hạn là: công chúng hoàn toàn mất niềm tin. Khi lá bài “trình bày” được
tung ra nhiều lần mà không mang lại kết quả gì, các công dân sẽ quay lưng
không tin bất cứ điều gì mà nhà cầm quyền nói về sự phục hồi kinh tế, thậm
chí vẫn còn hoài nghi ngay cả khi kinh tế đã thực sự phục hồi. Hiện tượng
đó không phải là thất bại của kinh tế học hành vi ngay cả khi lý thuyết này
bị những người làm chính sách lạm dụng.

Kinh tế học hành vi có các công cụ mạnh và có thể mang đến những hiểu

biết sâu sắc bất chấp việc đôi khi bị lạm dụng. Lý thuyết này sẽ đạt hiệu quả
cao nhất khi người ta sử dụng nó để trả lời các câu hỏi, chứ không phải dùng
để thu nhận kết quả. Khảo sát các nghịch lý trong kinh tế học Keynes là một
công việc đầy tiềm năng hữu ích cho các nghiên cứu kinh tế học hành vi
nhằm giải quyết các cuộc chiến tranh tiền tệ. Kinh tế học Keynes được đề
xuất phần nào nhằm vượt qua nghịch lý tiết kiệm. Keynes đã chỉ ra rằng khi
kinh tế sa sút, các cá nhân có thể phản ứng lại bằng cách giảm chi tiêu và
tăng tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu mọi người đều làm thế thì tình trạng sa sút
còn tệ hại hơn bởi vì tổng cầu bị tàn phá, có thể làm cho có thêm nhiều
doanh nghiệp phải đóng cửa và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chi tiêu của chính
phủ theo kiểu kinh tế học Keynes được cho là khoản bù đắp sự thiếu hụt
trong chi tiêu của khu vực tư nhân. Ngày nay, chi tiêu công đã tăng quá cao
và gánh nặng nợ công rất lớn đến mức các công dân đều nghĩ rằng cần phải
kết hợp lạm phát, thuế cao hơn và vỡ nợ mới giải quyết được nợ công. Chi
tiêu công ở đây, chẳng mấy liên quan đến kích thích tổng chi tiêu, thực ra
còn làm cho gánh nặng nợ nần trở nên tệ hại hơn và có thể khiến gia tăng xu
hướng tiết kiệm trong khu vực tư nhân. Đây là bài toán khó. Dường như các
nhà kinh tế học hành vi là những người phù hợp nhất để giải quyết nó. Kết
quả có thể là chính sách “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ trong ngắn
hạn sẽ giúp tạo dựng nên sự thịnh vượng hơn trong dài hạn thông qua việc
củng cố niềm tin và xu hướng tiêu dùng.

• Lý thuyết phức hợp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.