sụp đổ có thể không diễn biến nhanh từ ngưỡng tới hạn này sang ngưỡng tới
hạn khác như trong các ví dụ, mà có thể chuyển biến từ từ theo thời gian khi
thông tin lan tỏa chậm và thời gian phản ứng với thông tin cũng biến thiên.
Tuy nhiên, những cảnh báo như trên đều không xa rời quan điểm chủ đạo:
những thay đổi rất nhỏ trong các điều kiện ban đầu vẫn có thể tạo ra những
hậu quả thảm khốc đến kỳ lạ. Trong trường hợp thứ nhất, mọi chuyện bình
thường khi chỉ có 100 người chối bỏ đồng đôla, nhưng cũng con số khởi
điểm này trong trường hợp thứ hai đã gây ra sự sụp đổ của toàn hệ thống.
Chất xúc tác không đổi, và xu hướng chung của đại đa số nhân dân (99,7%)
cũng không đổi. Chỉ có vài thay đổi nhỏ trong xu hướng của vỏn vẹn 0,3%
dân số cũng đủ làm thay đổi kết cục sau cùng: từ không có chuyện gì thành
hoàn toàn sụp đổ. Hệ thống biến đổi từ tình trạng “chưa tới hạn” để thành
“siêu tới hạn” chỉ vì những thay đổi rất nhỏ.
Đây là một lối tư duy nghiêm túc dành cho các quan chức ngân hàng
trung ương và những ai đề xuất biện pháp thâm hụt ngân sách. Những người
xây dựng chính sách thường làm việc với các mô hình trong đó giả định
rằng các chính sách vẫn tiếp diễn từng bước theo nhịp độ mà không gặp phải
những sự cố bất ngờ, phi tuyến tính. In thêm tiền và lạm phát được coi là
câu trả lời cho sự thiếu hụt tổng cầu. Thâm hụt ngân sách được xem là công
cụ làm chính sách phù hợp để gia tăng tổng cầu thông qua các chương trình
chi tiêu của khu vực công nhằm kích thích kinh tế. In tiền và thâm hụt chi
tiêu vẫn được tiếp diễn năm này qua năm khác, cứ như là hệ thống luôn luôn
“chưa tới hạn” và thực hiện chính sách này thêm nữa cũng chẳng gây ảnh
hưởng gì nghiêm trọng. Mô hình chứng minh cho thấy điều này không phải
luôn luôn đúng. Một sự chuyển pha từ ổn định đến sụp đổ có thể được khởi
phát thông qua những cách thức không được cảm nhận từ những thay đổi rất
nhỏ trong xu hướng của cá nhân. Trong điều kiện thời gian thực, ta sẽ không
thể phát hiện ra những thay đổi nhỏ như vậy. Chúng ta không thể phát hiện
ra những điểm yếu đó cho tới khi hệ thống đã thực sự sụp đổ. Nhưng biết thì
đã muộn.
Từ các minh chứng cho thấy cách thức vận hành của các hệ thống phức
hợp và việc đồng đô-la có thể suy yếu như thế nào khi người dân không còn