chín chắn mới ngồi lại để làm việc cần làm. Một số khác lại dựa vào những
dự phóng hiện đang gây rất nhiều tranh cãi về phát triển, lãi suất, tỷ lệ thất
nghiệp và những yếu tố then chốt khác để nhận xét rằng sự thâm hụt là chỉ
báo cần thiết để đạt sự bền vững. Có đủ lý do để hoài nghi, thậm chí bi quan,
về những dự phóng này. Lý do chính yếu là các động cơ của bản thân xã hội.
Bản thân các cuộc chiến tranh tiền tệ và các thị trường vốn đều là những ví
dụ về các hệ thống phức hợp, do đó chúng còn trở thành bộ phận cấu thành
của các hệ thống phức hợp lớn hơn mà chúng tham gia tương tác. Những hệ
thống lớn hơn cũng giống như các hệ thống bộ phận xét về cấu trúc và các
động cơ – khác biệt chỉ là quy mô lớn hơn và khả năng sụp đổ cao hơn.
Các nhà lý thuyết phức hợp là Eric J. Chaisson và Joseph A. Tainter đã
mang đến các công cụ cần thiết để giúp chúng ta hiểu rằng tại sao nguyên
tắc chi tiêu sẽ có thể thất bại và tại sao kéo theo sau thất bại đó là các cuộc
chiến tranh tiền tệ và một đồng đô-la sụp đổ. Chaisson, một nhà vật lý thiên
văn học, đã đi đầu trong cuộc cách mạng của lý thuyết phức hợp. Tainter,
một nhà nhân chủng học, cũng là nhà lý thuyết phức hợp hàng đầu vì lý
thuyết này liên quan đến sự sụp đổ của nền văn minh. Các lý thuyết của họ,
vừa xem xét và ứng dụng vào các thị trường vốn trong điều kiện chịu ảnh
hưởng từ nền chính trị đương đại, có thể khiến chúng ta ngập ngừng.
Chaisson coi tất cả các hệ thống phức hợp, từ vũ trụ đến cấu trúc dưới
nguyên tử, chú trọng đến sự sống nói chung và nhân loại nói riêng, đều là
các hệ thống cao độ nhất đã được khám phá. Trong tác phẩm Cosmic
Evolution (tạm dịch: Sự tiến hóa của vũ trụ), ông xét đến các yêu cầu về
năng lượng liên quan đến cấp độ phức hợp ngày càng tăng và, đặc biệt là,
“mật độ năng lượng” của một hệ thống, liên quan đến năng lượng, thời gian,
cấp độ phức hợp và quy mô.
Chaisson cho rằng vũ trụ này được nhận thức tốt nhất khi coi nó là dòng
năng lượng miên man tuôn chảy giữa bức xạ và vật chất. Dòng động lực
trong khi chuyển hóa có tạo ra năng lượng nhiều hơn mức cần thiết, hình
thành nên “năng lượng tự do” củng cố cho hệ thống phức hợp. Đóng góp
của Chaisson là: thông qua thực nghiệm, định nghĩa hệ thống phức hợp như
tỷ lệ giữa dòng năng lượng tự do so với mật độ trong hệ thống đó. Nói đơn