CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 256

niềm tin, ta có thể nhận ra các tuyến đầu trong cuộc chiến tranh tiền tệ để
biết những lý thuyết thể hiện trong thực tế ra sao.

Lịch sử của các cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ I và II minh chứng rằng

các cuộc chiến tranh tiền tệ là cách đối phó sau cùng đối với các vấn đề khó
khăn lớn hơn nhiều trong kinh tế vĩ mô. Cách đây hơn 100 năm, các bài toán
kinh tế vĩ mô khó giải từng là những vấn đề liên quan đến nợ quá mức và
không thể thanh toán nổi. Bây giờ, lần thứ ba trong vòng một thế kỷ, gánh
nặng nợ trong cấu trúc vốn không cho phép tiến hành đầu tư tối ưu lại bóp
nghẹt sự phát triển và khơi mào một cuộc chiến tranh tiền tệ, trên quy mô
toàn cầu. Các chính phủ châu Âu mắc nợ và các ngân hàng châu Âu còn
đang trong tình trạng tệ hơn so với điều kiện của chính phủ và giới ngân
hàng Mỹ. Sự phát triển bùng nổ thị trường nhà ở tại Ireland, Tây Ban Nha
và một số quốc gia khác cũng chứa đựng đầy rủi ro không thua gì những
diễn biến tương tự tại Hoa Kỳ. Ngay cả Trung Quốc, từng phát triển mạnh
hơn tương đối và đạt thặng dư thương mại lớn trong năm ngoái, cũng có một
hệ thống ngân hàng “ngầm” đang sử dụng đòn bẩy quá mức và chịu sự chi
phối từ các chính quyền tỉnh thành. Gia tăng cung tiền quá lớn và một bong
bóng nhà ở có thể nổ tung bất cứ lúc nào.

Thế giới từ sau năm 2010 sẽ khác biệt so với thế giới trong các thập niên

1920 và 1970 xét theo nhiều khía cạnh. Cái không đổi theo thời gian là
những động cơ được sản sinh ra từ khối lượng nợ quá lớn, không thể thanh
toán nổi, và không bền vững. Đó là những động cơ thúc đẩy việc giảm đòn
bẩy tài chính và giảm phát của khu vực tư nhân, bị bù trừ bởi các nỗ lực gây
lạm phát và phá giá tiền tệ của các chính phủ. Thực tế cho thấy các chính
sách lạm phát và phá giá tiền tệ trong quá khứ đã từng gây ra những thất bại
kinh tế, nhưng đến nay chúng vẫn được đem ra áp dụng lại.

Đâu là những quan điểm để tránh được những hậu quả bất lợi này? Làm

thế nào để có thể giảm bớt gánh nặng nợ toàn cầu, hiện đang ngăn cản hoạt
động đầu tư tối ưu, nhằm thúc đẩy sự phát triển? Một số nhà phân tích cho
rằng các cuộc đấu tranh chính trị hiện nay về vấn đề chi tiêu công chỉ là hình
thức bề ngoài, chứ không phải là thực chất; và rằng một khi các vấn đề trở
nên cấp bách và những cuộc bầu cử then chốt đã xong thì những cái đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.