CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 75

xuân năm 1922 để xem xét khả năng quay lại chế độ Bản vị vàng lần đầu
tiên kể từ trước Thế chiến thứ I. Trước năm 1914, hầu hết các nền kinh tế
lớn đều áp dụng chế độ Bản vị vàng thực sự, với tiền giấy được lưu hành
trong mối liên hệ chặt chẽ với vàng, do đó cả tiền giấy và tiền vàng (tiền xu)
đều cùng lưu hành và tự do chuyển đổi qua lại. Tuy nhiên, chế độ Bản vị
vàng đó đã bị lãng quên khi thế chiến bùng nổ, cùng với nhu cầu in tiền để
tài trợ cho các chi phí chiến tranh ngày một tăng cao. Giờ đây vào năm
1922, với Hiệp ước Versailles và những khoản bồi thường chiến phí được
xác định (dù chưa rõ ràng), thế giới lại quay lại tìm kiếm một mỏ neo của
Bản vị vàng.

Tuy nhiên, so với những ngày hoàng kim của Bản vị vàng trước đây thì

hiện tại đã có quá nhiều thay đổi quan trọng. Hoa Kỳ đã lập một ngân hàng
trung ương mới (Fed) vào năm 1913, tổ chức này có quyền lực vô song
trong việc điều tiết lãi suất và mức cung tiền. Tương quan giữa dự trữ vàng
và tiền giấy do Fed phát hành vẫn còn là đề tài thử nghiệm trong những năm
1920. Các quốc gia cũng đã quen với sự tiện lợi của việc phát hành tiền giấy
khi cần thiết trong thời kỳ thế chiến 1914–1918, còn người dân thì quen với
việc sử dụng tiền giấy sau khi tiền vàng bị rút khỏi lưu thông. Các đại diện
của các cường quốc đến hội nghị Genoa với mục tiêu giới thiệu lại Bản vị
vàng trên cơ sở linh hoạt hơn, được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi chính các
ngân hàng trung ương.

Chính từ Hội nghị Genoa mà người ta hình thành một tiêu chuẩn Bản vị

vàng mới (Bản vị hối đoái vàng – gold exchange standard), với những khác
biệt quan trọng so với Bản vị vàng cổ điển. Các nước tham gia hệ thống này
thỏa thuận rằng dự trữ của các ngân hàng trung ương có thể bằng ngoại tệ
chứ không chỉ bằng vàng, chữ “hối đoái” ở đây đơn giản nghĩa là một số
lượng ngoại tệ nhất định có thể được xem như vàng, xét về mục tiêu dự trữ.
Phương pháp này cho phép việc chuyển một phần gánh nặng về Bản vị vàng
sang những nước có dự trữ vàng lớn như Hoa Kỳ. Nước Mỹ có trách nhiệm
duy trì giá trị theo vàng của đồng đô-la ở mức 20,67USD/ounce, trong khi
các nước khác có thể dự trữ đô-la Mỹ thay cho vàng. Theo hệ thống tiêu
chuẩn mới này, các tài khoản quốc tế vẫn được thanh toán bằng vàng, nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.