CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 77

Mỹ, sau này trở thành Phó Tổng thống Mỹ. Kế hoạch Dawes được đưa ra
bởi một ủy ban tiền tệ quốc tế có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề tồn đọng
liên quan tới các khoản bồi thường chiến phí theo Hiệp ước Versailles. Theo
kế hoạch này, các khoản bồi thường của Đức được giảm một phần, đồng
thời nước này cũng được nhận một số khoản vay mới để họ có thể có được
lượng dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh cần thiết cho việc hỗ trợ nền kinh tế
Đức. Sự kết hợp của Hội nghị Genoa 1922, đồng tiền mới và ổn định (đồng
Rentenmark năm 1923) và Kế hoạch Dawes năm 1924 cuối cùng đã làm ổn
định nền tài chính Đức, tạo điều kiện cho quốc gia này phát triển cả về công
nghiệp và nông nghiệp mà không phải chịu lạm phát.

Hệ thống tỷ giá cố định trong giai đoạn 1925-1931 hàm ý rằng vào thời

kỳ đó các cuộc chiến tiền tệ sẽ sử dụng những vũ khí như tài khoản vàng
hay lãi suất, thay vì tỷ giá. Việc vận hành trơn tru hệ thống Bản vị hối đoái
vàng trong giai đoạn này phụ thuộc vào cái gọi là “luật chơi”. Theo đó,
những quốc gia có dòng vàng đi vào (gold inflows) sẽ nới lỏng tiền tệ một
phần bằng việc hạ lãi suất để cho phép nền kinh tế tăng trưởng; trong khi
những quốc gia có dòng vàng đi ra (gold outflows) sẽ phải thắt chặt tiền tệ
và nâng lãi suất, dẫn đến việc thu hẹp kinh tế. Cuối cùng, những nền kinh tế
thu hẹp sẽ có được mức giá cả và lương bổng đủ thấp để khiến hàng hóa của
họ rẻ hơn, cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, còn những nền kinh tế
đang tăng trưởng sẽ trải qua những điều ngược lại. Tại thời điểm này dòng
di chuyển của vàng sẽ đảo chiều: quốc gia có dòng vàng từng đi ra trước kia
nay sẽ có dòng vàng đi vào do quốc gia này có thặng dư thương mại từ việc
hàng hóa của họ rẻ đi, trong khi quốc gia tăng trưởng trước kia nay sẽ bắt
đầu thâm hụt thương mại và dòng vàng sẽ chảy ra từ nước họ.

Hệ thống Bản vị hối đoái vàng mang tính chất tự cân bằng, với một điểm

yếu chết người. Trong hệ thống Bản vị vàng thuần túy, nguồn cung vàng là
cơ sở cho việc phát hành tiền, thực hiện công việc tăng trưởng hay thu hẹp
kinh tế, còn trong hệ thống Bản vị hối đoái vàng, dự trữ ngoại tệ cũng có vai
trò tương tự. Điều này nghĩa là các ngân hàng trung ương có thể ra các quyết
định về lãi suất và chính sách tiền tệ liên quan tới dự trữ ngoại tệ như là một
phần của quá trình điều chỉnh. Chính ở trong những điều chỉnh do chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.