vẫn hát, hay có thể đó là những thuỷ thủ khác: "Hoa tiêu, hãy canh chừng…
" nhưng Oskar lại quay ra ngủ một lần nữa, trong lúc thiu thiu còn sung
sướng nhận thấy mẹ để hết tâm trí vào Người Hà Lan, cùng lướt trên sóng
cả, ngực phập phồng xúc động theo, đúng tinh thần Wagner chân chính. Mẹ
không nhận thấy Matzerath và anh Jan của mẹ đã lấy tay che mặt và đang
xẻ những khúc gỗ các cỡ khác nhau và cả tôi nữa cũng đang tiếp tục truồi
qua kẽ ngón tay Wagner. Rồi bỗng nhiên Oskar tỉnh ngủ hẳn vì có một
người đàn bà đứng một mình giữa rừng, la thét. Nàng có mái tóc vàng và
nàng la thét bởi vì một ngọn đèn chiếu (chắc là do Formella điều khiển) làm
nàng lóa mắt. " Không!" nàng kêu. "Khốn khổ thân tôi!!" và: "Ai làm tôi
đau đớn thế này?" Nhưng Formella, người đang làm nàng đau đớn, vẫn
không chịu xoay đèn chiếu sang hướng khác. Tiếng kêu của người đàn bà
cô đơn - về sau, mẹ gọi nàng là một ca sĩ độc tấu - nhỏ dần thành một tiếng
thổn thức nghẹn ngào, để rồi lại cất lên trong một chuỗi nốt cao vút tựa
những tia óng ánh bạc vọt lên từ một đài phun nước, khiến lá cây cũng phải
sớm tàn úa nhưng lại chẳng làm gì được luồng đèn chiếu của Formella. Một
giọng xuất sắc nhưng vô tác dụng. Đã đến lúc Oskar phải can thiệp, định vị
cái nguồn sáng ác độc kia và, tiêu diệt nó chỉ bằng một tiếng kêu tầm xa
duy nhất, thậm chi còn trầm hơn cả tiếng vo ve dai dẳng của đàn muỗi.
Thực tình tôi đâu có định gây ra một cú chập mạch, tóe lửa, tắt điện tối
om và một vụ cháy rừng tuy được dập tắt nhanh chóng nhưng đã gây kinh
hoàng như thế. Tôi chẳng được lợi gì: chẳng những tôi bị lạc cả mẹ lẫn hai
đấng trượng phu giật mình tỉnh giấc trong cơn hỗn loạn, mà còn mất luôn
cả cái trống nữa.
Cuộc gặp gỡ lần thứ ba này của tôi với sân khấu đã khiến mẹ tôi nẩy ra ý
nghĩ cho tôi vào rạp xiếc (sau tôi hôm ở Nhà Hát Opéra-trong rừng, mẹ đã
bắt đầu "thuần hoá" được Wagner qua những bản cải biên dễ trên dương
cầm). Điều này được thực thì vào mùa xuân năm 1934.