của y càng thêm nổi bật) đối dáp với những lời chất vạn yếu ớt của những
đảng viên Xã hội hoặc sự hùng hổ của mấy cha Cộng sản say bia.
Löbsack có chất dí dỏm. Chất dí dỏm ấy, y chắt ra từ cái bướu mà y gọi
bằng đúng tên của nó; dân chúng bao giờ cũng khoái cái đó. Tôi thà mất cái
bướu chứ không đành lòng nhìn Cánh tả lên nắm chính quyền, y khẳng
định. Rõ ràng y chẳng dễ gì để mất cái bướu của mình, nó đã cố định ở đó.
Vậy là cái bướu thắng và tổ chức của y cũng thắng theo - từ đó có thể rút ra
kết luận: một cái bướu là cơ sở lý tưởng cho một ý tưởng.
Khi Greiser, Löbsack hoặc sau này Forster nói, họ đều đứng trên khán đài
mà nói. Đó là cái thứ khán đài mà ông Bebra nhỏ con đã ca ngợi. Do vậy, từ
lâu tôi đã coi Löbsack, y - gù - đầy tài năng diễn thuyết trên khán đài, như
một sứ giả của Bebra, người mặc đồng phục nâu đứng trên khán đài chiến
đấu vì sự nghiệp của Bebra và cũng là sự nghiệp của tôi.
Khán đài là cái gì? Bất kể nó được xây dựng cho ai, một cái khán đài
phải có sự đối xứng. Và cái khán đài ở Đồng cỏ tháng Năm của chúng tôi
rành là đối xứng. Từ đằng sau ra đằng trước, sáu chữ thập ngoặc xếp cạnh
nhau, rồi một dãy cờ phướn, rồi đến một hàng ngang lính SS vận quân phục
đen, quai mũ nghiêm chỉnh nịt dưới cằm, rồi hai hàng SA tay nắm chặt
khoá thắt lưng trong khi hát hoặc trong khi diễn giả nói, rồi mấy hàng ghế
cho các đồng chí Đảng mặc đồng phục ngồi; đằng sau bục diễn giả, lại các
đồng chí Đảng, các lãnh tụ các hội phụ nữ với vẻ mặt h-i-ề-n m-ẫ-u, các đại
diện của Thượng viên, các khách từ Reich, và chánh cẩm hoặc đạl diện của
ông ta.
Phía trước của khán đài được làm trẻ lại bởi Đoàn Thanh niên Hitler hay
chính xác hơn, bởi các đội kèn đồng của Đội Thiếu niên Hitler và Đoàn
Thanh niên Hitler địa phương. Trong một số cuộc biểu tình, một dàn đồng
ca hỗn hợp, cũng được bố tri rất đối xứng, hô những khẩu hiệu hoặc hát
những bài ca ngợi gió đông "tốt hơn mọi ngọn gió khác để làm tung bay cờ"
(xem lời ca).