Bebra, người đã hôn trán tôi, cũng từng nói: " Oskar, đừng bao giờ làm
khán giả đứng trước khán đài. Chỗ của những người như chúng ta là ở trên
khán đài."
Thông thường, tôi có thể kiếm được một chỗ trong đám các bà thủ lĩnh
các hội phụ nữ. Khốn thay, trong các cuộc mít-tinh, các bà không bao giờ
ngơi tay vuốt ve tôi vì mục đích tuyên truyền. Tôi không thể len vào giữa
đám kèn trống dưới chân khán đài vì chính cái trống của tôi bị các nhạc
công nhà binh từ chối. Tôi cũng đã thử tìm cách tiếp xúc với trưởng ban
đào tạo Löbsack, nhưng thất bại. Thật đáng buồn, tôi đã nhìn nhầm người..
Y chẳng phải là sứ giả của Bebra như tôi đã kỳ vọng và mặc dầu mang trên
lưng cái bướu đầy hứa hẹn, y hoàn toàn không hiểu nổi tầm cỡ thực sự của
tôi.
Một ngày chủ nhật, tôi lên khán đài, đến trước mặt y (y đang đứng bên
bục diễn giả), giơ tay chào theo kiểu của Đảng, ngước nhìn thắng vào mặt y
một lúc, rồi nháy mắt thì thầm: "Bebra là lãnh tụ của chúng ta!" Nhưng
chẳng hề có một sự khải thị nào cả. Không, y cũng vỗ vỗ tôi y hệt các bà
của các hội phụ nữ Quốc Xã và cuối cùng sai người đưa Oskar xuống khỏi
khán đài, vì đã đến giờ y phải đọc đít-cua. Tôi được giao cho hai đại diện
của Liên đoàn Thiếu nữ Đức, các mụ này suốt buổi mít-tinh cứ hỏi về cha
mẹ tôi hoài.
Bởi vậy chả có gì lạ là vào mùa hè năm 1934, tôi bắt đầu vỡ mộng về
Đảng - mà hoàn toàn không phải vì cuộc đảo chính Roehm. Càng ngắm cái
khán đài từ phía trước, tôi càng nghi ngờ tính đối xứng của nó mà cái bướu
của Löbsack không đủ để giảm thiểu. Dĩ nhiên, sự chỉ trích của Oskar trước
hết nhằm vào đám nhạc công đánh trống thổi kèn. Và trong một cuộc "biểu
tình vào một ngày chủ nhật oi ả tháng 8 năm 1935, tôi đã đọ sức với ban
kèn đồng ngồi dưới chân khán đài.
Matzerath ra khỏi nhà lúc chín giờ. Tôi đã giúp ông đánh bóng đôi ghệt
da màu nâu để ông kịp xuất phát đúng giờ. Mới sáng ra mà trời đã nóng