đặt một nghệ nhân nổi tiếng chuyên khắc hình trang trí mũi thuyền tạo nên
nàng theo mẫu một cô gái Florence được ông ta bao. Cái hình tượng xanh
mướt vừa được gắn vào chỗ của. Nó dưới rầm néo buồm thì cô gái đã bị
đưa ra xử về tội hành nghề ma thuật, theo tục lệ thời ấy. Bị tra hỏi trước khi
lên dàn thiêu, cô đã tố cáo người lái buôn bảo trợ mình cùng tay nghệ nhân
điêu khắc đã lấy các số đo của cô rất thiện nghệ. Nghe nói Portinari đã treo
cổ tự tử vì sợ bị hỏa thiêu. Còn nhà điêu khắc thì bị chặt cả đôi bàn tay tài
hoa để cho y không bao giờ còn có thể biến những mụ phù thủy thành hình
tượng gắn trên mũi thuyền. Trong khi các phiên toà còn đang diễn ra ở
Bruges, gây chấn động lớn vì Portinari là một đại phú, thì con thuyền mang
cái hình tượng kia rơi vào bàn tay hải tặc của Paul Beneke. Tani, thương gia
thứ hai, gục dưới lưỡi rìu của bọn cướp biển. Paul Beneke là nạn nhân tiếp
theo: mấy năm sau, do thất sủng trước sự phán xét của giới quý tộc ở thành
phố quê hương, hắn bị dìm chết trong sân của Tháp Công Lý. Sau cái chết
của Beneke, những con thuyền được gắn cái thớt tượng kia ở đằng mũi
thường bốc cháy trước cả khi ra khỏi cảng và ngọn lửa lan cả sang các tàu
thuyền khác. Mọi thứ đều cháy trừ cái hình trang trí mũi thuyền, nó có khả
năng chịu lửa và, nhờ những đường cong tuyệt mỹ, luôn luôn tìm được
những kẻ ái mộ trong số các chủ tàu, thuyền. Nhưng hễ người đàn bà này
vừa vào vị trí của mình trên một con tàu là y như rằng nổ ra nội loạn và các
thủy thủ, vốn xưa nay ôn hòa, xoay ra chém giết lẫn nhau. Cuộc chinh phạt
Đan Mạch không thành công của hạm đội Danzig dưới sự chỉ huy của vị
tướng tài Eberhard Ferber vào năm 1522 đã dần tới sự thất sủng của Ferber
và cuộc khởi nghĩa đẫm máu trong thành phố. Đành rằng các sách lịch sử
có nói đến những cuộc xung đột tôn giáo - năm 1523, một mục sư Tin Lành
tên là Hegge dẫn đầu một đám đông tấn công đập phá bẩy nhà thờ xứ -
nhưng chúng tôi cứ thích đổ trách nhiệm cho cái hình trang trí mũi thuyền
về tai họa kia mà di hại còn kéo dài nhiều năm sau: ai nấy đều biết Nàng
Xanh làm đẹp cho mũi tàu của Ferber.
Năm mươi năm sau, khi Stefan Batory hoài công bao vây thàhh phố,
Kaspar Jeschke, cha trưởng tu viện Ohra, đã lên án người đàn bà tội lỗi đó