Chúng tôi tới gần Cong Oliva. Jan Bronski, mồ hôi đầm đìa, đăm đăm
nhìn hàng cây xanh bụi bặm ven đường Hindenburg và hút thuốc vượt xa
mức mà ý thức tiết kiệm của ông cho phép. Oskar chưa bao giờ thấy ông bố
không chính thức của mình đổ mồ hôi nhiều như thế, trừ vài ba lần nó quan
sát Jan ở trên đi-văng với mẹ nó.
Nhưng mẹ tội nghiệp của tôi chết lâu rồi. Tại sao Jan Bronski đổ mồ hôi
dữ như vậy. Khi tôi nhận thấy rằng đến gần bến đỗ nào ông cũng chuẩn bị
xuống nhưng rồi đến phút chót lại nhớ ra sự hiện diện của tôi, rằng chính vì
tôi và cái trống của tôi mà ông quay lại chỗ ngồi, thì tôi hiểu ra tại sao ông
đổ mồ hôi. Đó là vì Jan, với tư cách là viên chức Nhà nước, có nhiệm vụ
phải tham gia bảo vệ sở Bưu Chính Ba Lan. ông đã bỏ trốn, nhưng rồi gặp
tôi với cái đồ đồng nát này ở góc đường Ringstrasse và đường Heeresanger,
ông quyết định nghe theo tiếng gọi của bổn phận, ông kéo tôi theo lên xe
điện, mà tôi thì không phải là viên chức cũng- chẳng thích hợp với việc bảo
vệ một sở bưu điện, cho nên ông mới hút thuốc liên hồi và đổ mồ hôi dữ
thế. Tại sao ông không xuống? Chắc chắn tôi chẳng ngăn ông đâu. ông
đang ở tuổi tráng niên, chưa đến bốn mươi lăm, mắt xanh, tóc nâu. Đôi bàn
tay run rẩy của ông được làm móng chau chuốt và nếu ông không toát mồ
hôi một cách thiểu não như thế, thì cái mùi lọt vào lỗ mũi Oskar khi nó ngồi
cạnh ông bố không chính thức, ắt phải là nước thơm Cologne thay vì mồ
hôi lạnh.
Đến Chợ Gỗ, chúng tôi xuống và di bộ xuôi phố Altstädrischer Graben.
Đó là một đêm hè yên tĩnh. Từng hồi chuông vẳng lên trời như mọi đêm
vào quãng tám giờ, kéo theo những đám mây bồ câu.
"Hãy Trung Chính cho đến khi xuống mồ", chuông ngân nga như vậy.
Thật là đẹp đến muốn khóc. Nhưng xung quanh chúng tôi toàn là tiếng
cười. Phụ nữ với trẻ con da rám nắng, áo tắm bằng vải bông xù, bóng màu
và thuyền buồm, bước xuống từ những chuyến xe điện chở hàng ngàn
người vừa mới tắm ở các bãi biển Glettkau và Heubude. Những cô gái, còn