Jan không muốn đọc, cũng chẳng muốn sưu tâm tem, ông đã sưu tầm bao
nhiêu từ hồi còn nhỏ, ông muốn chơi cờ, ông muốn chơi nốt quắn bài lớn
của mình, ông muốn được, Jan này muốn thắng, ông dựng Kobyella dậy,
đặt cái giỏ lại ngay ngắn trên bánh xe, nhưng vẫn để người chết nằm đấy và
cũng không xếp lại thư vào trong giỏ. Bất cứ ai cũng có thể thấy là cái giỏ
quá nhẹ, thế mà Jan tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi Kobyella, ngật ngưỡng với
cái giỏ nhẹ tênh, không thể ngồi cho thăng bằng được mà cứ chúi xuống
mỗi lúc một thấp hơn. Cuối cùng, Jan quát vào mặt bác: "Tôi xin anh đừng
có phá đám. Nốt ván này thôi, rồi chúng ta ai về nhà nấy. Alfred, anh có
nghe tôi không đấy?"
Oskar mệt mỏi đứng dậy, cố nén cơn đau nhức mỗi lúc một tăng nơi chân
tay và đầu, đặt hai bàn tay mảnh dẻ của thằng bé đánh trống lên vai Jan
Bronski và gắng gượng nói, nhỏ nhẹ nhưng đầy uy quyền như ra lệnh: "Để
bác ấy yên, cha ạ. Bác ấy không chơi được nữa. Bác ấy chết rồi. Nếu cha
thích thì chúng mình chơi sáu mươi sáu vậy."
Jan, mà tôi vừa gọi bằng cha, buông cái vỏ thế phù du của bác gác cổng,
hướng về tôi một cái nhìn tràn trề xanh và khóc khôngkhôngkhôngkhông...
Tôi vỗ vỗ ông, nhưng ông vẫn khôngkhông. Tôi hôn ông một cách đầy ý
nghĩa, nhưng ông vẫn không thể nghĩ đến điều gì khác ngoài ván bài bị cắt
ngang giữa lúc sắp thắng của mình.
"Lẽ ra anh đã thắng, Agnès ạ. Chắc như đinh đóng cột," ông than thở như
vậy với mẹ tội nghiệp của tôi trong lốt của tôi, và tôi - con trai ông - đành
lòng phải vào vai, phải, ông có lý, tôi nói, tôi thề là lẽ ra ông đã thắng, rằng
xét cho cùng kỳ lý thì thực tế ông đã thắng, rằng ông phải tin những gì
Agnès của ông đang nói với ông. Nhưng Jan không tin; ông không tin cả tôi
lẫn mẹ tôi. Mới đầu, ông khóc to và nghe rõ lời, rồi nhỏ dần thành một thứ
thút thít đơn điệu không thành tiếng; rồi ông bắt đầu thu hồi các quân bài
xì-cạt từ dưới trái núi Kobyella đang lạnh dần; một số quân moi từ giữa hai
chân bác và dưới đống thư. Jan tìm được kỳ đủ ba mươi hai quân bài mới