với những vệt gỉ ngoằn ngoèo như hình trang trí và chỉ khóa hờ làm vì.
Phần lớn các bia mộ đều bằng granít đen Thụy Điển, đẽo thô ở mặt sau và
hai cạnh và mài nhẵn ở mặt trước. Một số tấm nghiêng ngả dễ sợ, một số
khác đã đổ hẳn. Đáng tiếc là Leo không để tôi có thì giờ nhìn kỹ chúng.
Cây cối lơ thơ, tất cả chỉ có năm, sáu gốc thông còi sứt sẹo. Sinh thời mẹ tôi
đã mến mộ cái bãi tha ma đổ nát này; như mẹ thường nói khi đi xe điện qua,
đây là nơi yên nghĩ cuối cùng ưa thích của mẹ. Nhưng bây giờ, mẹ lại nằm
ở Brenntau.Tại đó đất mầu mỡ hơn, du du và cây thích mọc đầy.
Qua một cái cửa mở đã mất chấn song ở tường phía bắc, Leo dẫn tôi ra
ngoài nghĩa trang trước khi tôi kịp hòa đồng ý nghĩ của mình với chất lãng
mạn tiêu điều nơi đây. Ngay đằng sau tường là một vạt đất cát phang. Giữa
đám sương mù, những rặng thông lùn, đậu chổi và tầm xuân chạy dài về
phía bờ biển. Ngoái nhìn lại về phía nghĩa trang, tôi nhận thấy ngay là một
mảng của bức tường phía bắc mới được quét vôi trắng toát.
Leo chợt hoạt động hẳn lên bên cạnh cái mảng tường có vẻ mới ấy, trắng
khốn trắng khổ như cái áo sơ-mi nhàu nát của anh. Anh sải những bước rất
dài, vừa đi vừa cao giọng đếm, hình như bằng tiếng La-tinh, Oskar nghĩ thế.
Bất kể bài kinh ấy là gì, Leo đọc nó theo cách đã từng học ở chủng viện.
Anh đánh dấu một điểm ở cách tường độ gần mười mét và cũng đặt một
miếng gỗ ở cách không xa mảng tường quét vôi trắng (tôi chắc chỗ này đã
được sửa). Anh làm tất cả những cái đó bằng tay trái vì tay phải mắc cầm
cái vỏ đạn. Cuối cùng, sau khi tìm kiếm đo đạc rất lâu, anh cúi xuống gần
cái miếng gỗ và đặt ở đó cái ống kim loại rỗng, hơi thuôn ở đầu đằng trước,
đã từng mang một lõi chì cho đến khi một ngón tay đáng nguyền rủa bóp
một cái vừa đủ mạnh để làm bật cái lõi chì ra cho nó lao đi gieo chết chóc
trong khi kiếm tìm nơi ở khác.
Chúng tôi cứ đứng sững đó. Dãi từ miệng Leo Schugger nhỏ xuống ròng
ròng. Văn xoắn đôi găng trong tay, anh đọc kinh đối đáp bằng tiếng La-tinh
một hồi, rồi dừng lại vì không có ai ở đây thuộc những lời đáp. Thỉnh