CÁI TRỐNG THIẾC - Trang 528

Vào tháng 5, không còn những tấm bạt trên chiếc xe ba bánh, cánh cửa

trượt để mở. Tôi có thể thấy màu xám trên màu xám trong xưởng, những
phiến đá trên bàn cắt, một cái máy mài nom giống như giá treo cổ, những
giá đầy mẫu thạch cao và cuối cùng là Korneff. Ông đi khòng khòng, đầu
gối bao giờ cũng gập, đầu chúi về đằng trước, cứng ngắc. Gáy ông chằng
chịt những băng dính trước màu hồng nay đầy bụi. Ông bước ra khỏi
xưởng, tay cầm cào và, biết chắc mùa xuân đã tới, bắt đầu làm vệ sinh. Ông
cào thật kỹ giữa những tấm bia mộ, để lại những vệt trên sỏi; thỉnh thoảng
ông dừng lại để phủi những lá vàng khỏi một số tang đài. Đang nhìn ông
cào giữa những đệm đá vôi và những phiến đi-ô-rít gần hàng rào, tôi bỗng
giật mình khi ông đột ngột cất tiếng: "Có chuyện gì đấy, cháu, gia đình
không chứa chấp cháu nữa chăng?’"

"Cháu thích những bia mộ của bác lắm," tôi đáp. "Không nên nói to điều

đó lên," ông nói. "Xui lắm. Nói vậy, khéo rồi có một cái trên đầu mình lúc
nào không biết."

Mãi đến lúc này ông mới cử động cái cổ cứng ngắc, liếc nhìn tôi, hay

đúng hơn, cái bướu của tôi: "Này, người ta đã làm gì cháu vậy? Thế, nằm
ngủ không thấy vướng ư?"

Tôi để cho ông cười dứt. Rồi tôi giải thích rằng một cái bướu không nhất

thiết là một trở ngại, rằng cách nào đó, tôi có thể khắc phục nó, rằng - ông
có tin hay không thì tuỳ - một số phụ nữ, thậm chí cả con gái trẻ, lại có cái
tật thích bướu và rất vui lòng được thích ứng với những kích thước đặc biệt
và khả năng của một anh gù.

Tựa cằm vào cán cào, Korneff ngẫm nghĩ: "Có thể thế. Ta đã nghe nói

vậy."

Rồi ông kể tôi nghe hồi ông ở mỏ đá ba-dan, có một phụ nữ có cái chân

gỗ có thể tháo ra được. Cái đó, theo cách suy nghĩ của ông, cũng tựa như
cái bướu của tôi, cho dù cái "đồng hồ ga" của tôi (ông cứ một mực gọi thế)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.