chút hợm hĩnh), tôi đã có một chiếc trâm cài cà-vạt bằng bạc có gắn một
viên ngọc trai.
Các cô nàng thân yêu há hốc miệng khi nhìn thấy tôi ngồi trong phòng y
tá. Đó là vào cuối mùa hè năm 1947. Tôi khoanh tay trước ngực theo cách
truyền thống và vân vê đôi găng tay da. Đã hơn một năm nay, tôi phụ việc
cho Korneff, trở thành bậc thày trong kỹ thuật đi nét và đục rãnh. Tôi bắt
chéo chân, thận trọng không để nhàu “li” quần. Chị Guste đôn hậu chăm
sóc bộ com-lê của tôi như thể nó được đặt may cho Köster, người sẽ thay
đổi mọi sự khi trở về. Helmtrud muốn sờ mặt vải và dĩ nhiên tôi chiều ý
nàng. Mùa xuân 47, chúng tôi đã mừng sinh nhật lần thứ bảy của Kurt bằng
rượu trứng cất lấy và bánh ga-tô cũng của nhà làm (hết gần một ký bơ đấy.
Kìa, ăn đi chứ, lấy miếng này này) và tôi tặng nó một cái áo măng-tô màu
xám. Trong khi đó, Gertrude đến nhập bọn và tôi đưa kẹo mời suốt lượt –
số kẹo này cùng với gần mười kí đường nâu là giá của một tấm bia đó đi-o-
rít đấy. Bé Kurt, theo tôi thấy, quá ư ham đi học. Cô giáo nó – trẻ và hấp
dẫn, khác hẳn cái mụ Spollenhauer – khen nó lắm; cô bảo nó thông minh
nhưng hơi nghiêm trang. Các cô y tá mà được mời ăn bánh kẹo thì cứ là vui
như sáo! Khi đứng riêng một lát với Gertrude, tôi hỏi ngày chủ nhật rỗi rãi
nàng làm gì.
“Như hôm nay chẳng hạn, tôi xong việc lúc năm giờ. Nhưng,” Gretrude
nói, vẻ cam chịu, “thành phố mình chả có gì giải trí hay ho cả.”
Tôi cứ nói thử xem. Phản ứng của nàng: “Ích gì?” Nàng cho rằng ngủ bù
cho đã còn hơn. Tôi ngỏ lời mời thẳng thắn, không úp mở nữa và khi thấy
nàng vẫn lưỡng lự, bèn kết luận: “Hãy phát huy sáng kiến một tí nào, Xơ
Gertrude. Chúng ta chỉ có một thời trẻ trung. Tôi biết một người có rất
nhiều tem bánh ngọt.” Tôi minh hoạ ý cuối cùng này bằng một cái vỗ nhẹ
mang tính cách điệu lên túi ngực mình và mời nàng một cái kẹo nữa. Lạ
thay, tôi thấy hơi sợ sợ khi cô gái vùng Westphalie lực lưỡng ngoại cỡ đối