khách quen được biệt đãi ở Hang Sư Tử. Các cô gái “bám càng” tôi nhưng
không quá đáng. Thông qua họ, tôi làm quen với một số người trong đội
Quân Chiếm đóng Anh và học lỏm được dăm chục từ tiếng Anh. Tôi kết
bạn với vài nhạc công, nhưng tôi cố tự kiềm chế, có nghĩa lánh xa những
cái trống và tự bằng lòng với việc khắc chữ ở xưởng của Korneff.
Trong suốt mùa đông 1947-48 khắc nghiệt, tôi giữ liên lạc với những cô
gái điện thoại. Không tốn kém bao nhiêu, tôi kiếm được chút ấm áp từ cô
nàng Hannelore trầm lặng ngồi yên chỗ, mặc dù chúng tôi chưa bao giờ đi
quá giai đoạn giao lưu bằng tay chưa hứa hẹn gì sâu sắc hơn.
Mùa đông, Korneff chăm lo việc củng cố trang thiết bị. Các dụng cụ phải
rèn lại, một số khối đá tồn đọng được cắt xén phẳng phiu, sẵn sàng để khắc
chữ. Korneff và tôi bổ sung kho dự trữ đã vơi đi trong mùa thu và chế biến
một số bã vôi vỏ điệp thành đá nhân tạo. Tôi cũng thử tay nghề dùng máy
đột làm đôi ba chế tác điêu khắc đơn giản – những phù điêu với hình đầu
thiên thần, đầu Đức Chúa Jêxu đội mũ gai và những con chim bồ câu của
Đức Chúa Thánh Thần. Khi tuyết rơi, tôi xúc tuyết và khi không có tuyết,
tôi làm tan băng cho thông ống dẫn nước đến máy mài.
Cuối tháng 2-1948, ít lâu sau Lễ Tro[1], tôi đã sút cân trong dịp vũ hội
hoá trang và hẳn là nom khá thư sinh vì một số cô gái ở Hang Sư Tử gọi
đùa tôi là Bác sĩ – những nông dân đầu tiên từ tả ngạn sông Rhine đến coi
mặt hàng của chúng tôi. Korneff không có nhà: như mọi năm, ông đi trị
bệnh thấp khớp bằng cách làm việc trong một lò cao ở Duisburg. Khi, sau
hai tuần, ông trở về, khô đét và hết nhọt, tôi đã bán được với giá hời ba tấm
bia, trong đó có một tấm cho hầm mộ ba người. Korneff bán được hai tấm
bằng đá vôi điệp Kirchheim. Và đầu tháng ba, chúng tôi bắt đầu mang bia
đi dựng – một tấm bằng cẩm thạch Silesia ở Grevenbroich, hai tấm đá vôi
điệp Kirchheim ở một nghĩa địa làng gần Neuss, tấm đá cát kết đỏ với
những đầu thiên thần của tôi ở nghĩa trang Stomml. Đến cuối tháng ba,
chúng tôi chất lên xe tấm đi-ô-rít với đầu Đức Chúa Jêxu đội mũ gai cho