Oskar của ông, đây là bức đen tối nhất. Toàn một màu đen kịt trừ một chút
hé sáng nhờ nhờ trên gò má, mũi, trán và bàn tay - Kuchen bao giờ cũng vẽ
bàn tay tôi rất to, sưng đẫn vì thấp khớp, như gào lên biểu cảm, và đặt
chúng vào trung tâm những cuộc giao hoan chì than của mình. Tuy nhiên,
trong bức vẽ này (về sau rất được ngưỡng mộ tại nhiều cuộc triển lãm), mắt
tôi xanh, có nghĩa là cái ánh u tối mọi khi đã nhường chỗ cho một sắc độ
sáng hơn rõ rệt. Oskar cho rằng sự đột biến này là do tác động của Maruhn
vốn không mê lối xuất biểu đen kịt, mà là người thuộc phái cổ điển, nhạy
cảm với sự rạng ngời mang tinh thần Goethe của đôi mắt tôi. Chỉ có thể là
đôi mắt của Oskar đã thuyết phục con người yêu sự hài hoà cổ điển này
chọn tôi như là mẫu thích hợp cho điêu khắc - điêu khắc của ông.
Xưởng làm việc của Maruhn sáng, bụi bặm và trống trơn không một
thành phẩm hoàn tất nào. Nhưng khắp chỗ đều thấy khung cốt cho những
tác phẩm điêu khắc dự định, được suy tính hoàn hảo dến mức chỉ riêng
những thanh sắt, dây thép và ống chì trần trụi chưa đắp đất nặn đã hứa hẹn
sự hài hòa trong tương lai.
Tôi ngồi mẫu khỏa thân mỗi ngày năm giờ và ông trả tôi mỗi giờ hai
mark. Một vòng phấn trên bục đánh dấu chỗ tôi phải cắm rễ bàn chân phải.
Một đường thắng dứng tưởng tượng kéo từ mu bàn chân lên phải qua chính
giữa hai quai xanh của tôi. Chân trái "cử động tự do". Nhưng đó chỉ là một
cách nói. Tôi phải hơi gập đầu gối và hơi ngả chân này sang một bên với
một vẻ lơ đễnh, nhưng không được phép cử động. Nó cũng phải cắm rễ
trong một vòng phấn vạch trên bục.
Tôi ngồi mẫu cho Maruhn nhiều tuần. Trong suốt thời gian đó, ông không
sao tìm được cho tay tôi một tư thế cố định như tư thế chân, ông bắt tôi thử
mọi cách: cánh tay trái buông thõng, cánh tay phải vắt lên trên đầu; cả hai
tay khoanh trước ngực hay bắt chéo dưới cái bướu; hai bàn tay chống nạnh;
vô số phương án và nhà điêu khắc thử tất, đầu tiên với tôi, rồi với bộ khung
sắt với những ống chì dẻo uốn được.