Schmuh, sau khi phân phát cho khách ở đường hầm, chờ cho tất cả những
thớt gỗ đã yên chỗ.
Bấy giờ - và mọi con tim đều ngóng đợi - ông lật chiếc khăn lên, rất
giống một nhà ảo thuật: bên dưới, lại một chiếc khăn nữa và trên đó, là
những con dao bếp nhưng mới thoạt nhìn thì khó mà nhận ra ngay.
Cả những thứ này, ông cũng phân phát suốt lượt. Nhưng lần này ông đi
tua nhanh hon, khuấy lên sự căng thẳng hồi hộp cho phép ông đặt giá cao;
ông không chúc tụng nữa và không để cho khách có thì giờ đổi dao cho
nhau; động tác của ông biểu hiện một sự vội vàng có tính toán. “Vào vạch,
chuẩn bị,” ông hô. Đến hai tiếng “Xuất phát,” ông giựt chiếc khăn ra khỏi
giỏ, vục tay vào giỗ và chìa ra, phân chia, phân phát cho đám đông... những
củ hành - hệt như những củ hành vẽ trên chiếc khăn của ông, vàng kim, hơi
cách điệu, những củ hành tầm thường, không phải loại củ đẹp như hoa uất
kim hương, mà là loại các bà nội trợ vẫn mua ngoài chợ, loại các bà hàng
rau quả vẫn bán, loại các gia đình nông dân - chồng, vợ hay người làm
mướn - vẫn trồng và thu hoạch, những củ hành như ta có thể thấy trên
những tranh tĩnh vật của các bậc thày hạng hai của Hà Lan. Vậy là những
củ hành loại đó, Schmuh đem phân chia giữa đám khách cho đến khi mỗi
người đều có một củ và không còn nghe thấy tiếng động nào khác ngoài
tiếng bếp lò ro ro và tiếng đèn đất xè xè. Bởi vì tiếp theo nghi thức trang
trọng phân phối hành là im lặng. Giữa im lặng đó, Ferdinand Scbmuh cất
tiếng: “Xin mời quý bà quý ông!”. Và ông vắt một đầu khăn lên vai trái như
một vận động viên trượt tuyết trước khi xuất phát. Đó là hiệu lệnh.
Người ta bắt đầu bóc hành. Nghe nói hành có tới bảy lớp vỏ. Quý bà quý
ông bóc hành bằng dao bếp. Họ bóc lớp vỏ thứ nhất, thứ ba, lớp màu vàng
rơm, lớp màu vàng kim, lớp màu nâu gỉ sắt, hay chuẩn hơn, màu hành, họ
bóc cho đến khi củ hành trở nên trong như thuỷ tinh, xanh xanh, trăng
trắng, âm ẩm, tiết ra một thứ nước dinh dính, cho đến khi hăng sè mùi hành.
Rồi họ thái nó như thái hành, khéo léo hay vụng về, trên những mảnh thớt