ông chồng Alexander Scheffler chủ hiệu bánh mì. Chồng thì hói, vợ lúc nào
cũng toe toét cười phô hai hàm răng ngựa, có đến một nửa bịt vàng. Chồng
thấp tè, ngồi trên ghế mà chân không chạm tới thảm trải nhà, vợ bao giờ
cũng mặc những chiếc áo dài tự đan lấy với những họa tiết cực kỳ rắm rối.
Trong những ảnh chụp sau này, ta thấy đôi vợ chồng Scheffler ngả ngốn
trong những chiếc ghế nằm đặt trên boong tàu hoặc đứng cạnh những chiếc
xuồng cứu hộ của tàu Wilhelm Gustloff thuộc tổ chức “Sức Mạnh thông
qua Niềm Vui” [1] hoặc trên boong dạo của tàu Tannenberg (Tuyến hàng
hải Đông Phổ). Năm này sang năm khác, họ đi đây đi đó và mang những đồ
xú-vơ-nia [2] từ Pillau, Na Uy, quần đảo Azores hoặc Italia an toàn về tới
ngôi nhà của họ ở Kleinhammer-Weg, nơi chàng nướng bánh mì, nàng thêu
áo gối. Khi nào ngừng nói, Alexander lại thè lưỡi liếm môi trên liên tục,
một thói quen mà Greff, chủ hiệu rau quả, một người bạn của Matzerath ở
bên kia đường, cho là tục tĩu và “mô-ve-gu” [3].
Mặc dầu đã có vợ, Greff vẫn ra dáng đoàn trưởng hướng đạo sinh hơn là
một đức ông chồng. Trên một tấm ảnh, ta thấy giả to ngang, khoẻ mạnh và
nghiêm nghị trong đồng phục với quần soọc, mũ hướng đạo sinh và dây
biểu chương đoàn trưởng. Đứng bên cạnh giả là một thiếu niên tóc vàng
rơm, mắt khí quá to, trạc mười ba tuổi, cũng vận đồng phục tương tự. Tay
Greff âu yếm quàng qua vai cậu thiếu niên. Tôi không biết cậu ta, nhưng
sau này tôi có dịp làm quen và hiểu Greff qua cô vợ Lina.
Tôi ngợp trong đống ảnh chụp chớp nhoáng của đám khách du lịch theo
chương trình “Sức khoẻ thông qua Niềm vui” và những biểu hiện của thói
gợi dục thiếu niên hướng đạo sinh. Xin được bỏ qua vài trang để nhảy cóc
tới tấm ảnh chân dung đầu tiên của tôi.
Tôi là một đứa bé xinh trai. Tấm ảnh được chụp vào dịp lễ Hạ trần, năm
1925. Lúc ấy tôi được tám tháng, kém Stephan Bronski hai tháng; một tấm
ảnh Stephan cùng khổ ở trang sau toát ra một vẻ tầm thường khôn xiết tả.
Tấm hình của tôi làm theo kiểu bưu ảnh có mép viền lượn sóng, mặt sau có