tôi vì hắn mà phải bận rộn với cuộc chạy trốn này từ tinh mơ sáng, tự lên
dây cót mình đến nấc khiếp sợ chỉ cốt để tạo một cái cớ cho cuộc trốn chạy.
Nước Bỉ. Ôi, tôi đã khiếp sợ biết bao khi đường ray hát: Đâu rồi mụ Phù
Thuỷ đen như hắc ín? Đây rồi mụ Phù Thuỷ đen độc ác. Ha-ha-ha...
Hôm nay tôi ba mươi tuổi. Tôi sẽ được toà xử lại và xem chừng sẽ được
trắng án. Tôi sẽ bị ném ra đường phố và ở khắp nơi, trên tàu hoả và trên tàu
điện, những lời hát đó vẫn sẽ vang lên trong tai tôi: Đâu rồi mụ Phù Thuỷ
đen như hắc ín? Đây rồi mụ Phù Thuỷ đen độc ác.
Tuy nhiên, ngoài nỗi sợ mụ Phù Thuỷ Đen mà tôi chờ đợi sẽ xuất hiện ở
mỗi ga, chuyến đi khá thú vị. Một mình tôi chiếm cả buồng toa - nhưng có
thể mụ đang ở buồng bên cạnh đằng sau vách ngăn cũng nên - tôi làm quen
với các nhân viên thuế quan của Bỉ rồi của Pháp, thỉnh thoảng ngủ gà ngủ
gật và thức dậy với một tiếng kêu nhỏ. Trong một cố gắng nhằm xua đuổi
mụ Phù Thuỷ, tôi lật giở số báo Der Spiegel mua ở sân ga Düssendorf. Làm
sao mà họ biết lắm thế, nhiều nguồn tin thế, tôi nghĩ thầm. Thậm chí tôi còn
thấy một bài về ông bầu của tôi, Ts Dösch phụ trách Văn phòng Hoà nhạc
“Phương Tây”, xác nhận một điều mà tôi đã biết: Oskar Trống là trụ cột của
hãng Dösch (kèm theo một ảnh chân dung rất đạt của tôi). Và lúc này “trụ
cột” Oskar đang hình dung sự sụp đo tất yếu của Văn phòng Hoà nhạc sau
khi tôi bị bắt.
Cả đời, tôi chưa bao giờ sợ mụ Phù Thuỷ Đen. Mãi đến cuộc đào tẩu này,
khi tôi muốn sợ, mụ mới luồn lách vào dưới làn da của tôi. Và mụ ở lì đó
cho tới ngày hôm nay, sinh nhật lần thứ ba mươi của tôi, mặc dù phần lớn
thời gian, mụ ngủ miết. Mụ dùng một số hình thức khác nhau. Chẳng hạn,
đôi khi chỉ một cái tên “Goethe” cũng khiến tôi thét lên và chui vào chăn.
Từ thủa bé, tồi đã cố gắng hết mình để học vị thi bá, vậy mà sự bình tĩnh uy
nghiêm của ông vẫn làm tôi sởn gai ốc. Ngay lúc này, mất hết vẻ sáng láng
và cổ điển, cải trang thành một mụ phù thuỷ đen còn dữ dằn hơn Rasputin
nhiều, ông đang dòm qua chấn song giường tôi và hỏi, nhân dịp tôi tròn ba