gì và họ nghĩ gì. Với lại, tôi đã chán ngấy rồi. Cuộc chạy trốn và những cố
gắng để duy trì nỗi sợ làm tôi rất mệt. Oskar hết muốn đi tiếp đến sân bay.
Đến lúc này, gã lại thấy Maison Blanche độc đáo hơn Orly. Cái ý này của
gã cũng có lý. Vì ga này có một cầu thang cuốn. Một cái cầu thang cuốn, tôi
tin vậy, có thể làm cho tôi phấn chấn và tiếng chạy rịch-rịch của nó sê ăn
với câu hát “Đây rồi mụ Phù Thuỷ đen độc ác. Ha-ha-ha!”
Oskar hơi bối rối. Cuộc chạy trốn của gã, và cùng với nó, câu chuyện của
gã, sắp kết thúc. Liệu cái cầu thang cuốn ở ga xe điện ngầm Maison
Blanche có đủ cao, đủ dốc, đủ tượng trưng để hạ màn cho những hồi ức này
một cách xứng hơp không?
Nhưng còn có buổi sinh nhật lần thứ ba mươi của tôi nữa. Với những ai
thấy cái cầu thang cuốn là ồn quá và những ai sợ mụ Phù Thuỷ Đen, tôi xin
đề nghị lấy buổi sinh nhật lần thứ ba mươi của tôi làm phương án kết thúc,
thay thế, bởi lẽ: Trong tất cả các lần sinh nhật, chẳng phải lần thứ ba mươi
là có ý nghĩa nhất sao? Nó có Ba trong đó và nó báo hiệu Sáu Mươi mà do
vậy Sáu Mươi trở nên không cần thiết. Khi ba mươi cây nến cháy lung linh
trên chiếc bánh sinh nhật của tôi sáng nay, tôi có thể khóc vì vui sướng và
phấn khởi nhưng tôi xấu hổ trước mặt Maria: ở tuổi ba mươi, người ta đã
mất quyền được khóc.
Ngay khi tôi giẫm lên bậc đầu tiên của cầu thang cuốn - nếu như có thể
nói một cái cầu thang cuốn có bậc nào gọi lả thứ nhất - và nó bắt đầu đưa
tôi lên, tôi bỗng cười phá. Mặc dù sợ, tôi vẫn cười hay chính vì sợ mà tôi
cười. Nó từ từ lên dốc - và kìa, họ đang đợi trên đầu dốc. Còn đủ thì giờ hút
một điếu thuốc. Trên tôi hai bậc, một cặp tình nhân trơ tráo vần vò nhau.
Dưới tôi một bậc, một bà già đội một chiếc mũ với những hoạ tiết trang tri
hình quả, mà tôi ngờ là mụ Phù Thuỷ mặc dù không có căn cứ gì xác đáng.
Vừa hút thuốc, tôi vừa cố hết sức tưởng tượng ra những điều mà một cái
cầu thang cuốn có thể gợi ý. Oskar là Dante trên đường từ địa ngục trở về;
trên kia, ở đầu cầu thang cuốn, những phóng viên năng nổ của báo Der