hồn nhiên và thắng cuộc trong khi bác Jan, càng lúc càng xấn xổ hơn dưới
gầm bàn, thua liền mấy ván ngon ơ mà ngay đến Oskar cũng có thể thắng
với độ chuẩn xác trong cơn mộng du.
Lát sau, cu tí Stephan tội nghiệp nhập bọn với tôi dưới gầm bàn và, rất
đỗi hoang mang không hiểu cái ống quần của cha nó đang làm gì dưới váy
mẹ tôi, nó nhanh chóng quay ra ngủ.
Trời đang quang đãng bỗng chuyển sang vẩn mây. Chiều có vài cơn mưa
rào nhẹ. Ngay hôm sau, Jan Bronski tới, lấy lại cái thuyền buồm thổ tả bác
đã tặng tôi để đem đổi lấy một cái trống ở cửa hàng đồ chơi của lão
Sigismond Markas. Chiều muộn, bác quay về, hơi ướt mưa, với một cái
trống mới toanh thuộc cái kiểu dáng đã trở nên rất quen thuộc với tôi -
những ngọn lửa đỏ trên nền trắng - và chìa ra cho tôi đồng thời thu hồi cái
trống cũ tả tơi của tôi giờ chỉ còn giữ lại vài mảng sơn tróc lở. Và trong khi
Jan lấy đi cái cũ và tôi nhận cái mới, cả bác ấy lẫn mẹ và Matzerath đều dán
mắt vào Oskar; ôi chao, tôi suýt bật cười, dễ thường họ tưởng tôi một mực
níu giữ truyền thống, tuân thủ nguyên tắc sao?
Không thốt ra tiếng thét mà tất cả chờ đợi, cũng chẳng cất tiếng hát "diệt
thủy tinh", tôi từ bỏ cái thánh tích và cúc cung cả hai tay phụng sự linh vật
mới. Sau hai tiếng chăm chú luyện tay trống tôi đã nắm được kỷ năng sử
dụng.
Nhưng không phải tất cả những người lớn quanh tôi đều tỏ ra thông cảm
như Jan Bronski. Ít lâu sau lần sinh nhật thứ năm của tôi vào năm 1929 -
hồi đó, người ta đang xôn xao bàn tán về một vụ vỡ nợ nhà băng ở New
York và tôi tự hỏi không biết ông ngoại Koljaiczek của tôi với công cuộc
kinh doanh gỗ ở vùng Buffalo xa xôi có liên đới chịu tổn thất không, lo sợ
trước thực tế rành rành là tôi không lớn nữa, mẹ tôi dắt tay tôi đưa đến văn
phòng ông bác sĩ Hollatz ở Brỹnsshofer-Weg và từ đó bắt đầu thành nếp
khám bệnh thường kỳ vào thứ tư hằng tuần. Những cuộc khám bệnh của
ông ta kéo dài đến phát cáu song tôi đành chịu đựng vì ngay ở cái tuổi ấu