CẠM BẪY NGƯỜI - Trang 10

Nhà đi săn cười. Một cuộc phấn đấu chốc lát trong óc anh chàng: bí mật

nhà nghề, có nên? Hay không?

Sau một lúc lưỡng lự, “ông tham” có ý lấy chúng tôi làm chỗ đồng chí,

cũng chẳng phải ngại gì. Chúng tôi ngồi nghe như hai cậu học trò trước một
giáo sư dạy khoa quỷ thuật.

- Có ba lối tài bàn. Thứ nhất: lối đánh kiệu hay là nhị cập nhất, hai người

thông lưng nhau hại một người bằng những luật nhất định như để tay vào
đùi, vào gối, ống chân, bàn chân tuỳ theo quân chờ về hàng văn, hàng sách,
hàng vạn… Muốn ăn quân gì hoặc chờ quân gì, cứ việc ra hiệu để bên kia
để ý đánh cho mà ăn hoặc hạ ù. Nhưng đó chỉ là phương pháp của các bịp
non, dễ lộ tẩy, nếu người ta nghi hoặc, khám bài thấy rõ sự đánh tầm bậy,
gian lận thì nguy. Lối ấy không xứng đáng, tôi không thèm dùng.

Thứ nhì: hụt nọc. Lối chơi này cần mĩ thuật lắm, người đánh phải có cả

tài lẫn gan. Bắt cái xong, mình phải cầm lấy bài nọc vờ chang đi mấy lớp.
Thế là vài ba quân đã theo cái chang chui lọt, nằm gọn trong tay áo mình
rồi. Đến lúc lên bài, phải xoay đi cho phu nào vào phu ấy, lưng nào vào
lưng ấy, Thừa quân thì dễ ù lắm. Nếu ù… hạ bài xong cứ để mặc làng khám
cho kĩ. Xong đâu đấy, gạt cả ra một góc chiếu cho người chia bài… là mấy
“quân bài trốn thẻ” trong tay áo đã thừa cơ chui tọt ra, theo cái lúc “hỗn
quân hỗn quan”, hợp với bọn lính thắng trận về cổng khải hoàn. Muốn đề
phòng sự làng nghi ngờ, thấy mình ù nhiều mà điểm lại bài nọc, bài rìa, thì
có hai cách cản. Một là thấy mình hạ xong ông “bạn đồng chí” cầm ngay
lấy phần nọc vờ tìm quân ông ta đang chờ, phàn nàn rầm lên, “gọi chó” rầm
lên, ồ ạt xoá đi cho người kia không kịp điểm nữa. Hai là rút ở nọc lên mà
ù. Quân bài chờ ấy lẽ tất nhiên là quân mình thụt được ở nọc từ trước đã
giấu sẵn trong tay. Lúc xoa tay xuống nọc vờ rút nó lên thì trong lòng bàn
tay phải có sẵn cả những quân mình đã hụt, trả vào nọc, chỉ “xách cổ” lên
một quân chờ ù. Đến thế thì ván nào mình ù, làng có điểm bài cũng không
ngại gì nữa.

Lắm khi chơi với bọn thạo, không hụt nổi ở nọc thì mình phải dùng đến

chước thứ ba, nghĩa là hụt vào phần bài của ông “bạn đồng chí” với mình.
Bắt cái xong, cầm phần bài mình trong tay rồi, mình lại phải vớ lấy “phần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.