phải do ở sự tình cờ.
Bây giờ thì bác Ba ngồi xuống, xếp nếp áo the ở lòng cho nó “ý tứ” riêng
của bác rồi chọn hai quân xúc xắc không siệng cầm vào tay.
Bác gieo quân xuống bát và mỗi khi gieo xong, lại để bàn tay vào lòng,
một tay chống nẹ, một tay gieo xong lại rút để vào lòng mình, trông cái cử
chỉ ấy thật tự nhiên. Tôi nhận ra rằng kiểu ngồi này thật chép đúng của ông
ấm B… khi ông đốc thúc quân binh trong cái “Việt Hoa chiến kỉ” vậy.
“Ngón của thầy truyền cho mười phần thì con cũng đã nhập tâm được
bảy, tám” lời này của bác Ba kể cũng đúng sự thật đấy, vì trước khi gieo,
nếu bác ta đã kêu trước là nhất, nhị, tam thì không bao giờ cỗ bài lại dậy:
tứ, ngũ, lục hoặc đã bảo tứ, ngũ, lục thì không khi nào cỗ bài lại dậy: nhất,
nhị, tam.
Còn hai phần mười kia, không bao giờ bác học nốt được. Chẳng có cái
dáng điệu phong lưu bệ vệ của ông ấm, hình thù bác trông cỏ như vậy và –
theo bộ từ điển của làng bạc bịp – trông lộ tẩy như vậy thì không khi nào
bác phát tài được vì ông ấm xưa nay chỉ phái bác đi với những đám trếch
chứ chẳng bao giờ dám cho bác đụng chạm vào đám sang trọng, thượng
lưu. Cái “nước sơn” của con người mà can hệ đến thế đó.
Sau cuộc thử tài đệ tử, ấm B… tôn sư có vẻ hài lòng lắm và nói đùa:
- Được, tôi cũng đã có cơ vững dạ mỗi khi phái bác… hạ sơn!
Chúng tôi cùng cười. Bác Ba Mỹ Ký hỏi:
- Nhưng cụ bảo đánh đòn thuỷ ngân hơn hay đòn lưỡng diện hơn?
Ông ấm mắng như mắng một học trò:
- Hỏi dốt thế? Phải tuỳ cơ ứng biến chứ lại… Anh hỏi thế có khác gì một
người biết võ mà mỗi khi có cuộc chiến đấu, hỏi thầy rằng: “Con nên đánh
môn Thiếu Lâm hay môn Mai Hoa?” Không! Nếu cứ như câu hỏi của anh
thì người đời ai cũng là b… được cả!… Đây này, còn có cả trường hợp
nguy hiểm này nữa: thí dụ đang gieo mà vỡ xúc xắc, thuỷ ngân đổ ra bát…
thì anh định giở ngón thế nào?