phu xe túm bâu lấy mà chỉ biết kêu rối rít: “Không, không!…” Bỗng có một
giọng dõng dạc, to hơn hết, nổi lên trong đám khách ồn ào:
- Chúng mày, thằng nào biết, mau kéo tao đến phố Tiền An, nhà cụ…
- Đây rồi…!
- Phải, đích người này rồi. Áo gấm trong, áo sa tanh ngoài, giày ban
[3]
,
tay có cầm máy ảnh. Răng vàng hé lộ mỗi khi cười lệch miệng, kính đồi
mồi nằm trên sống mũi dọc dừa nghiêm trang. Mặt láu lỉnh ra phết ăn
người.
Ba chúng tôi bắt tay nhau. Anh Vân pha trò mà giới thiệu:
- Đây là chú nó… còn ngài này… “ân nhân” của tôi!
Ông ân nhân của tôi ấy là ông đến giết bố nó để cứu con, mấy phút sau,
được anh Vân rước về nhà kêu rầm lên: “Thưa thầy, thưa đẻ, có bác tham
[4]
Ngọc vốn là bạn cũ sang chơi với con” thì được cả nhà đón chào mừng rỡ.
Nhất là lại được ông cụ già đạo mạo tiếp đãi ân cần, tự đem thân ra đóng cái
vai con chim mòng đậu vừa đúng tầm súng cho kẻ đi săn.
Cuộc gặp gỡ của chủ với khách bắt đầu gắn bó bằng một bữa cơm bề
bộn những thịnh soạn. Trong bữa tiệc kéo luôn hai tiếng đồng hồ, người ta
nói đến những chuyện giời nắng, giời mưa, nạn khủng hoảng
[5]
, cuộc chiến
tranh Trung – Nhật, việc nhà nước thi hành chính sách tiết kiệm rút lương,
thải bớt người làm. Ông “tham Ngọc” của anh Vân ăn nói ôn tồn, đóng cái
vai kịch của mình một cách thạo lắm. Ông hết bàn luận về đạo nghị định
ngày 6 Octobre 1931
[6]
lại làm ra mặt học rộng, đả động đến cả bộ “mặt
trái” của hội Quốc Liên
[7]
. Có khi ông tự giới thiệu: chỉ ham đọc sách và
gặp dịp nhàn thì chỉ du ngoạn những phong cảnh đẹp chớ ít khi để ý đến sự
chơi bời.
Thấy con người giỏi mà nết na như vậy, cụ phán khâm phục ông ra mặt,
ngợi khen mãi ông là người hữu ích, chẳng lêu lổng như em Vân. Rồi cụ
cười khà khà: