đại về Huệ Trưng. Lý Gia Đoan căn cứ vào lời nói của bọn người này,
tấu lên Hoàng đế Hàm Phong rằng: “Đạo viên Thái quảng đạo
Ninh Trì, An Huy đóng tại huyện Vô Hồ, trước đó có tin là đã đem
theo vàng bạc, ấn tín chạy đến lánh nạn ở phủ Trấn Giang, Giang
Tô, nay lại nghe nói đang trốn ở kinh huyện, thuộc phủ Ninh Quốc,
đã hỏi nhiều quan lại các nơi thực ông ta đang ở đâu nhưng chưa có
trả lời”.
Hoàng đế Hàm Phong nhận được bản tấu lập lờ của Lý Gia
Đoan, lập tức gửi đi một đạo thương dụ có ý trách hỏi: “Huệ Trưng là
một giám ti, vùng đất ông ta cai quản bị bọn tặc loạn quấy rối, tại
sao lại mang bạc vàng, ấn tín chạy khắp nơi lánh nạn? Hiện nay
Huệ Trưng đang ở đâu, những nơi đồn đại là thực hay hư, lệnh tra
xét rõ ràng rồi tấu lên cụ thể”. Hoàng đế cũng rất quan tâm đến
nguyện vọng của Lý Gia Đoan mong Hoàng thượng hạ chỉ bổ sung
người vào chỗ trống của đạo viên Vô Hồ nên ngay hôm ấy tuyên
bố rằng: “Huệ Trưng không có mặt, lệnh cho Linh Xuân nhanh
chóng đến Thái quảng đạo Ninh Trì bổ sung vào chỗ trống của Huệ
Trưng”.
Lý Gia Đoan sau khi nhận được chỉ dụ thì không có động tĩnh gì,
thầm mong Linh Xuân đến càng sớm càng tốt. Ông này sau khi
nhận được chỉ dụ, trong lòng cũng mơ hồ lo sợ. Hoàng thượng tại
sao lại hỏi: “Huệ Trưng thực ra hiện đang ở đâu?”, rồi lại hỏi:
“Những nơi đồn đại Huệ Trưng đang ẩn trốn là thực hay giả?” Lý
Gia Đoan cảm thấy lo lắng thực sự. Những lời trong bản tấu của
ông ta đều là nghe được từ miệng bọn quan viên tùy tùng. Nếu Huệ
Trưng không ở Trấn Giang, cũng không có ở phủ Ninh Quốc thì
mình chắc chắn sẽ bị quy vào tội khi quân. Hoàng thượng cuối
cùng có chỉ rằng: “Những nơi Huệ Trưng đã chạy đến là thật hay
giả?”, câu hỏi này rõ ràng không phải không có ý. Lý Gia Đoan trước
đây cũng có quen biết Lan Quý nhân nên càng chắc chắn rằng