CẤM CUNG DIỄM SỬ - Trang 26

Hoàng thượng đã nghe lời thủ thỉ của Lan Quý nhân rồi. Ông ta
biết những lời “thủ thỉ nửa đêm” này lợi hại hơn bất cứ thứ vũ khí gì
nên trong lòng cảm thấy ân hận: mình lẽ ra không nên bẩm tấu
hết với Hoàng thượng những điều nghe thấy từ bọn thủ hạ mới
phải.

Lý Gia Đoan sau đó đành phải gửi công văn đến chỗ tuần phủ

Giang Tô Dương Văn Định, hỏi xem Huệ Trưng thực sự đang ở đâu.
Không lâu sau, ông này nhận được công văn trả lời, mới biết Huệ
Trưng đang ốm liệt giường. Huệ Trưng khi trốn ở Trấn Giang đã
nghe được rất nhiều tin tức, biết tin triều đình sẽ xử tội tất cả
những người bỏ thành chạy trốn, tổng binh Vương Bằng ở trấn
Lạng Sơn đã bị xử lý, án sát Trương Hi Ninh và phó tướng Canh Âm
Thái cũng bị đày đi Tân Cương vì bại trận, nên trong lòng lo sợ, tự
nghĩ đến phận mình: Đành rằng đã danh chính ngôn thuận xin Lục
Kiến Doanh cùng tổng binh Trần Thắng Nguyên áp tải vàng bạc,
ấn tín đến Lương Sơn, nhưng rõ ràng là mình đã lừa ông ta; việc
đưa cho Trần Thắng Nguyên 1000 lạng tiền công quỹ, bảo ông ta
bỏ trốn về nhà, nếu Lan Quý nhân, chứ chưa nói đến triều đình
biết được thì mạng của mình cũng khó được bảo toàn. Nhưng biết
đâu Hoàng thượng còn nể mặt mình? Huê Trưng cứ nghĩ đi nghĩ lại:
Nếu danh dự không còn thì sao sống nổi trên cõi đời này! Cứ như
vậy, ông ta ăn không ngon, ngủ không yên, Dương Văn Định nhiều
lần khuyên bảo nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Không ăn không ngủ,
lại thêm suy nghĩ không yên, ông ta đổ bệnh liệt giường. Ngày mồng
3 tháng 6 năm Hàm Phong thứ 3 (1855), Huệ Trưng qua đời ở phủ
Trấn Giang, thọ 47 tuổi.

Phú Sát thị cùng con gái Uyển Trinh, con trai Quế Tường và bọn

a hoàn tùy tòng lánh nạn ở huyện Kinh phủ Ninh Quốc, mãi không
nhận được tin tức gì của Huệ Trưng, trong lòng thấp thỏm không
yên. Một hôm, một tên gia đinh từ phủ Trấn Giang hồng hộc chạy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.