50/71
thần kỳ được. Nhất là khi có tâm lý so sánh với những chiêu thức phức tạp hoặc đẹp
mắt của Thái cực quyền hay của những môn công phu khác. Do đó, việc tìm hiểu kỹ cơ
chế tác dụng của PTLP là điều cần thiết để có lòng tin làm đúng, làm đủ và kiên trì làm,
không chỉ để chữa bệnh mà để tăng cường sức khỏe, diên niên ích thọ.
PTLP xoa bóp nội tạng, tăng cường chuyển hóa
Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực
và thành bụng, nhất là cơ hoành, có tác dụng xoa bóp các nội tạng trong cơ thể, thúc
đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Chức năng xoa
bóp này cũng có tác dụng, khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc trong
tạng phủ. Những người tiêu hóa bị đình tích, ứ trệ, sau khi thực hành khoảng 500-700
cái sẽ xảy ra trung tiện hoặc ợ hơi, cảm giác dễ chịu sẽ thấy rất rõ. PTLP là phương
pháp đơn giản nhất đễ chữa bệnh đau bao tử, hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp
khí nghẽn, khí bế, khí uất do tình chí, do bệnh biến hoặc do tập khí công sai lệch cũng
có thể làm cho thông hành bằng PTLP. Có thể nói PTLP làm rất tốt chức năng thông
kinh hoạt lạc và cải thiện tuần hoàn khí huyết.
PTLP giúp Dương giáng, Âm thăng, thông Nhâm Đốc, tăng cường nội khí.
Đối với y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ đồng một thể.
Con người là tiểu vũ trụ. Trời đất thuộc đại vũ trụ. Mối quan hệ giữa con người và trời
đất thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp: "hô tiếp thiên căn, hấp tiếp địa khí". Hàng
ngàn năm sau, hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire
cũng đã nghiên cứu, thí nghiệm và kết luận "vũ trụ lực nhập vào con người ở đầu và
xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên
đến đỉnh đầu ở phía sau ót"
*
. Những động tác của PTLP tuy đơn giản nhưng đã trực
tiếp phát huy quy luật này cho việc chữa bệnh và tăng cường nội khí. Ở phía trên, động
tác hít thở và lắc tay đã kích hoạt huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu và Đại Chùy ở giữa hai bả
vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh Dương.
Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh Dương và Mạch
Đốc.
Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất đã kích
thích hai huyệt Trường Cường và
Hội Âm ở hai bên hậu môn và
các tĩnh huyệt của các đường
kinh Âm, mà quan trọng nhất là
Dũng Tuyền ở giữa lòng bàn
chân, tĩnh huyệt của kinh Túc
Thiếu Âm Thận và Aån Bạch ở
đầu ngoài móng ngón chân cái,
tĩnh huyệt của kinh Túc Thái Âm
Tỳ. Động tác này có tác dụng
hấp thu địa khí, khai thông và
tăng cường hoạt động của các
Âm kinh. Chú thích hình Bé sơ
sinh