51/71
Theo học thuyết kinh lạc, Dương phải thường giáng và Âm phải thường
thăng. Vì động tác lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh Dương
được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) cuối đường kinh ở các đầu ngón chân
sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của những kinh Âm khiến các đường kinh này
chạy ngược trở lên (Âm thăng). Đối với các đường kinh Âm cũng vậy, khi chạy đến
cuối đường kinh ở phía trên, sẽ lại kích hoạt các đường kinh Dương đi trở xuống và cứ
thế tiếp tục luân lưu tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy
luật Cực Dương sinh Âm và Cực Âm sinh Dương. Việc nhập xuất, thăng giáng ở các
huyệt vị và những đường kinh này những người luyện khí công có khí cảm tốt đều có
thể thể nghiệm được. Đây có lẽ chính là con đường mà người xưa đã khám phá và từ đó
xây dựng nên học thuyết kinh lạc.
Trường Cường nằm trên mạch Đốc, là nơi phát xuất chơn Hỏa, tương ứng với
luồng Hỏa xà Kundalini trong hệ thống khí công Aán độ. Hội Âm nằm trên mạch
Nhâm, là điểm giao hội của các đường kinh Âm và hai mạch Nhâm, Xung, là điểm thu
Âm khí quan trọng nhất trong khí công. Do đó mặc dù không vận khí nhưng PTLP đã
tác động rất tích cực vào hai mạch Nhâm, Đốc. Y học truyền thống cho rằng mạch Đốc
là chủ quản của các đường kinh Dương và mạch Nhââm là bể chứa của các đường kinh
Âm. Tất cả bệnh biến đều có biểu hiện trên hai đường kinh này. Nếu Nhâm, Đốc thông,
trăm mạch đều thông. Vì vậy việc khai thơng Nhâm, Đốc cĩ ý nghĩa quan trọng cho việc
chữa bệnh và dưỡng sinh.
PTLP cân bằng Âm Dương, thuận khí, giáng hư hỏa.
Theo y học cổ truyền, khí Dương thường thừa mà khí Âm thường thiếu. Âm hư
có thể do tiên thiên, do phòng lao quá độ hoặc do quá căng thẳng lo âu trong cuộc sống.
Sự mất cân bằng Âm Dương là đầu mối của nhiều bệnh tật khác nhau mà y học cổ
truyền gọi chung là những chứng Âm hư Hoả vượng như hay nóng sốt về chiều, mờ
mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lỡ miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm
xoang mãn… Đối với những chứng này, PTLP ngoài việc kích thích các đường kinh
Âm để sinh Âm, bồi bổ Âm khí thì chính nơi tư thế của phương pháp nhằm bảo đảm
nguyên tắc thượng hư hạ thực như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hận
môn, bám các đầu ngón chân, … cũng là những biện pháp đối trị hữu hiệu với những
chứng hư Hoaû. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể
được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc
nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu. Điều này khí công gọi là khí
trầm Đan Điền, đạo gia gọi là qui căn. Đối với y học cổ truyền, đó là thuận khí, giáng
hư Hỏahoặc dẫn Hỏa quy nguyên.
PTLP điều hòa thần kinh giao cảm.
Khoa học hiện đại đã cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm
xúc âm tính gây ra. Chính những tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống
quá nhanh lâu ngày dễ làm cho thần kinh chúng ta quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối
loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật
hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Đối với những trường hợp này, tập
trung tư tưởng vào nhịp lắc tay sẽ làm người tập mất đi những cảm xúc khó chịu
thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.