CẨM NANG DƯỠNG SINH THÔNG KINH LẠC - Trang 61

61/71

trong bệnh thấp khớp. Tiến sĩ Alan J. Silman thuộc trường Đại Học Manchester (Anh)
qua phân tách dử liệu ăn uống của hơn 25.000 người đã cho biết những người ăn nhiều
các loại rau có lá màu xanh đậm hoặc vàng có chứa nhiều chất chống oxy hoá như beta-
cryptoxanthin, zeaxanthin và Vit C có thể phòng chống hiệu quả các chứng bệnh viêm
khớp. Ăn ngũ cốc thô và rau quả tươi thay thế cho phần lớn những loại thực phẩm công
nghiệp hoặc chế độ ăn có nhiều đạm động vật là yếu tố rất quan trọng trong việc phòng
ngừa và điều trị loại bệnh nầy. Mặt khác, lớp vỏ ngoài của các loại ngủ cốc có nhiều
sinh tố nhóm B. Về thuộc tính Âm, Dương, lớp vỏ ngoài thuộc dương, tính ấm. Cả hai
yếu tố này đều có tác dụng hỗ trợ cho sự chuyển hóa ở dạ dày và việc tăng cường khí
hóa của Tỳ Vị.

Vận động thân thể. Về mặt sinh hoạt, Tỳ chủ về tay chân và chủ về sự lưu thông

khí huyết. Khí của Tỳ Vị không thể phát huy nếu không có sự vận động. Tiến sĩ Arthur
Brownstein, Giám đốc Bệnh viện Princeville, Hawaii cũng cho rằng “90% các chứng
đau nhức là hậu quả của việc thiếu vận động.” Mới đây, những nhà khoa học của trường
đại học Queensland (Úc) cũng vừa công bố một kết luận cho thấy việc vận động thân
thể có thể giúp tránh khỏi bệnh viêm khớp. Kết luận nầy được đưa ra sau nhiều năm
theo dõi sự liên hệ giữa tình trạng viêm khớp và sự vận động thân thể của những phụ nử
tuổi từ 72 đến 79 tuổi. Nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục trên 60 phút mỗi
tuần đã giảm đáng kể nguy cơ viêm khớp, những người tập trên 2,5 giờ mỗi tuần đã
ngừa được nguy cơ viêm khớp. Do đó,vận động, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức
khỏe cho phép là biện pháp trực tiếp và quan trọng để cải thiện sức khỏe trong bệnh
thấp khớp. Một vài động tác căng giãn thích hợp của Yoga hoặc vài chục phút đi bộ
mỗi ngày sẽ làm linh hoạt các cơ và khớp, tăng cường sự lưu thông khí huyết để giúp
phân tán và đào thải những cặn bả ra khỏi cơ thể.

Hít thở sâu. Hít vào sâu đến bụng dưới giúp tạo phản xạ thở bụng để tăng cường

nội khí. Thở ra tối đa, ép sát bụng dưới khi thở ra có tác dụng xoa bóp nội tạng, gia tăng
nhu động ruột, tăng cường khí hóa ở Tỳ Vị. Điều này sẽ thúc đẩy khí huyết lưu thông,
giúp tán hàn, trừ thấp, giải tỏa những điểm ứ trệ gây đau nhức. Việc thở ra chậm và đều
còn có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm để điều hòa nội tiết, nội tạng và phục hồi
tính tự điều chỉnh của cơ thể trong việc cải thiện sức khỏe. Thực hành: Nằm hoặc ngồi
thoải mái. Hít vào đến bụng dưới. Hít vào vừa với sức của cơ thể, không cần cố căng
bụng ra. Thở ra từ từ, chậm và nhẹ. Cố ép sát bụng vào tối đa ở cuối thì thở ra. Thở
chậm và đều từng hơi thở một, từ hơi thở này đến hơi thở khác. Có thể tập mỗi lần
khoảng 10 đến 15 phút. Cũng có thể thở mỗi lần vài hơi bất kỳ ở đâu hoặc bất kỳ lúc
nào.

Phất thủ liệu pháp. Phất thủ liệu pháp còn gọi là Dịch cân kinh với ý nghĩa là thay

đổi gân cốt nên có thể được vận dụng để điều trị thấp khớp. Phất thủ liệu pháp là một
phương pháp khí công đơn giản, có tác dụng làm cho Dương giáng, Âm thăng, tăng
cường nội khí và cải thiện lưu thông khí huyết. Tác dụng trực tiếp nhất của Phất thủ liệu
pháp là gia tăng nhu động ruột, tăng cường khả năng giải độc, cải thiện khí hóa của Tỳ
Vị và kích hoạt chân hỏa ở Trường cường để gia tăng Dương khí tán hàn, trừ thấp.
Trong cơ thể con người, các khớp có hình dạng(khớp) và công năng (tiếp hợp) giống
nhau nên có tương quan và tác động lẫn nhau về mặt khí hoá. Do đó một khớp bị thoái
hoá có khuynh hướng dẫn đến thoái hoá dần các khớp khác. Ngược lại, khi thực hành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.