CẨM NANG DƯỠNG SINH THÔNG KINH LẠC - Trang 63

63/71

thuộc Tâm, Vị; Huyệt Dũng tuyền thườngđược tác động để b âm, giáng hư
ho
, định thn chí. Tập trung tư tưởng (tức tâm nhãn hay tâm ý) đồng thời vào hai
huyệt Lao cung (hai lòng bàn tay) và hai huyệt Dũng tuyền (hai lòng bàn chân) được
gọi là ng tâm tương ng nhằm đạt được những hiệu quả trên. Trên thực tế công phu
tập trung tư tưởng đồng thời vào các huyệt Lao cung và Dũng tuyền có thểđiều hoà thần
kinh, giúp nội khí vận hành ra tay chân, thúc đẩy khí huyết lưu thông ra ngoại biên. Tác
dụng nầy tăng cường vệ khí và cải thiện tuần hoàn huyết trong nhiều bệnh về tim mạch,
phong thấp, thấp khớp …đặc biệt là các chứng mất ngủ, rối loạn thần kinh giao cảm,
cao huyết áp và những trường hợp đau nhức, tê mõi thuộc tay chân, bàn tay, bàn chân.
Mặt khác trong tĩnh công dưỡng sinh cũng như trong động công võ thuật, bên cạnh
những đại huyệt trên hai mạch Nhâm Đốc, lòng bàn tay lòng bàn chân cũng là những vị
trí rất quan trọng có tác dụng thu, phát và giao hoà giữa nội khí và Thiên, Địa khí của
vũ trụ bên ngoài. Do đó điểm tập trung quán tưởng trong công pháp nầy đặc biệt phát
triển hiệu quả của những huyệt Lao cung và Dũng tuyền để tăng cường nội khí cũng
như xã bỏ trược khí cho nhu cầu dưỡng sinh chữa bệnh

ĐỊNH VỊ HAI HUYỆT LAO CUNG VÀ DŨNG TUYỀN:

Lao cung nằm trên lòng bàn

tay ở vị trí giao điểm giữa đường
tâm đạo và đường thẳng dọc khe
giữa hai ngón áp út và ngón giữa
(H.1). Dũng tuyền ở chỗ lõm dưới
lòng bàn chân tại điểm nối 2/5
trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối
từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ
sau của gót chân (H.2).

DỰ BỊ THỨC: Đứng tự nhiên,

hai chân dang rộng bằng vai.Bụng
hơi thót lại. Lưng thẳng. Vai hơi
thu vào. Hai cánh tay

thả tự nhiên dọc hai bên thân,

buông lõng cánh tay và khuỷu tay. Hai mắt hơi nhắm. Miệng khép hờ. Đầu lưỡi chạm
nhẹ nướu răng trên

ĐAN ĐIỀN TAM HƯ TỨC (ba lần hà hơi từ Đan điền): Sau khi đứng tự nhiên,

buông bỏ mọi tạp niệm, nhẩm đọc ý nghỉ yên tnh, buông lõng vài lần.Hít vào, hơi
phình bụng ra. Trong khi hít vào nghỉ rằng một luồng "thiên khí" từ bên ngoài thông
qua đỉnh đầu chảy vào cơ thể, tràn ngập vùng bụng dưới. Có thể áp hai bàn tay vào
vùng dưới rốn để gia tăng tác dụng ám thị và dễ có cảm giác tụ khí tại đây. Th ra từ từ
hóp sát bụng vào. Thở ra từ từ, chậm, nhẹ đều, trong khi thở ra nghỉ rằng tất cả ưu tư,
căng thẳng và khí bệnh đang theo hơi thở thoát hết ra khỏi cơ thể. Lập lại động tác nầy
ba lần. Cách thở nầy giúp xoa bóp nội tạng, thúc đẩy chức năng hấp thu, tiêu hoá, phát
sinh nội khí ở Đan điền và đưa cơ thể tiến vào trạng thái khí công. Đặc biệt thì th
ra
chậm và dài có công năng làm êm dịu thần kinh và hoá giải Stress.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.