9/71
Dưới da là bờ trong của gân cơ trụ sau, phía trong mặt sau của đầu dưới xương
trụ.
Thần kinh vận động là nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
•
Tác Dụng:
Thư cân, thông lạc.
•
Chủ Trị:
Trị cổ tay đau, chi trên liệt, thần kinh thị giác teo, mắt mờ.
•
Phối Huyệt:
1. Phối Thiên Trụ (Bq.10) trị vai đau như gẫy (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thiên Trụ (Bq.10) trị mắt mờ nhìn không rõ (Bách Chứng Phú).
3. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) +
Thân Mạch (Bq.62) trị lưng đau, chân đau, thần kinh hông (tọa) đau (Loại Kinh Đồ
Dực).
4. Phối Nội Quan (Tb.6) trị nấc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Tý Trung trị cổ tay liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Kiên Trinh (Ttr.9) thấu Cực Tuyền (Tm.1), Dưỡng Lão (Ttr.6) thấu Nội
Quan (Tb.6) trị quanh khớp vai viêm, đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16.
Hợp cốc
•
Tên Huyệt:
Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng
hang (cốc), vì vậy gọi là Hợp Cốc, Hổ Khẩu.
•
Tên Khác:
Hổ Khẩu.
•
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 4 của kinh Đại Trường.
+ Nguyên huyệt, huyệt hấp thu, châm trong rối loạn mạch Lạc Đại Trường, rối
loạn Kinh Cân Đại Trường (khi đau và co thắt).
+ 1 trong Lục Tổng Huyệt trị vùng mắt, đầu, miệng.
•
Vị Trí:
(a) Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón 2.
(b) Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất
của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
(c) Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa
đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ
và ngón cái (hổ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1
và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.
•
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ gian cốt mu tay, bờ trên cơ khép ngón tay cái, bờ trong gân cơ duỗi
dài ngón tay cái.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh tay
quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6-C7.
•
Tác Dụng: