- Hồ đồ - Trung thư lệnh, Phụ chính đại thần Trần Văn Kỷ quát. Ông
sao dám nói thế là làm phản. Lúc này giặc Ánh thế như hổ báo, có thể tiến
đánh bất cứ lúc nào. Hưng làm vậy là đúng, cắt người trông coi Phú Yên
rồi về Phú Xuân chỉnh đốn ba quân là đúng. Hơn nữa “tướng quân tại ngoại
có thể bất tuân thượng lệnh”, tiền nhân răn dạy chẳng sai.
- Ông… ông… – Bùi Đắc Tuyên giận tím mặt. Trần Văn Kỷ sớm đã bị
ông ta xem là cái đinh trong mắt, giờ này lại mắng mình hồ đồ hỏi sao
không giận cho được.
- Được rồi. Toản lên tiếng. Thái sư, khanh nói xem. Khanh nhận được
tin tức này bao lâu rồi?
- Bẩm, đó là từ ba ngày trước ạ. Khi đó Bệ hạ vẫn còn hôn mê chưa
tỉnh, thần đã ra lệnh bắt Hưng giao cho Hình bộ giam giữ chờ bệ hạ xử lý
sau.
- Ha… ha… Vừa khéo Trẫm có nhận được một bản tấu chương năm
ngày trước, ngặt nỗi Trẫm còn chưa tỉnh dậy nên không biết. Khanh xem.
Nói rồi Toản đưa bản tấu chương cho thái giám bảo đưa Tuyên. Bản tấu
chương có bìa màu đỏ rõ ràng cho thấy việc trình tấu có điều rất quan trọng
và gấp gáp.
Tuyên đưa hai tay nhận lấy, mở ra đọc. Bỗng mặt y tái mét. Hóa ra trước
đây bảy ngày, sau khi hạ thành Phú Yên, Hưng bắt được tin tức giặc Ánh
có ý định dùng thủy quân vòng qua cửa Thị Nại, chia binh hai đường tiến
đánh Quy Nhơn và Phú Xuân. Đánh Phú Yên thực tế chỉ là nghi binh. Quân
tình khẩn cấp, cùng với sự nhạy bén của một trong Thất hổ tướng năm xưa
cùng Tiên hoàng nam chinh bắc chiến, Hưng giao thành cho phó tướng của
mình là Huy rồi lập tức một mình một ngựa quay về Phú Xuân, định hội
quân với Thái phó Trần Quang Diệu bàn kế chống giặc. Trước khi đi, ông
còn viết một bản tấu chương, dán vào bìa màu đỏ, đoạn sai người hỏa tốc