CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN - Trang 447

xâm. Một điều ngạc nhiên nữa chính là Ngọc Lan. Ai đời một vị Hoàng
hậu, được xem là Mẫu nghi thiên hạ như cô lại hạ mình đệm đàn cho những
người ở đây. Thế nhưng, điều mọi người ít biết, đó là Ngọc Lan cũng góp ý
rất nhiều cho các quyết định của chồng. Những buổi như thế này, cô rất
thích. Mọi lời của những người ở đây không thể nào lọt khỏi tai cô. Trong
vai trò người đứng ngoài cuộc thảo luận, cô luôn có những ý kiến khách
quan hơn để mà bổ sung cho Toản.

Lúc này, việc được nhiều người thảo luận nhất là mối họa từ người Phú

Lang Sa. Đa số đều cho rằng người phương Bắc lúc này lại không đáng
ngại. Việc một hải đội của Phú Lang Sa xuất hiện và tấn công cảng Bến
Nghé ngày trước cho thấy dã tâm của họ. Hiểu rõ người châu Âu nhất tại
nơi này không ai khác ngoài Ánh và Bàn. Song, chính Quang Thùy, người
chưa từng chạm trán với Phú Lang Sa lại phát pháo bác bỏ khả năng của
mối đe dọa này. Anh nói:

- Chắc mọi người đều nhớ chỉ lệnh của Quang Toản là không để bất kỳ

một người Phú Lang Sa nào sống sót dù là tù binh. Điều này trái ngược
hoàn toàn với tôn chỉ của dân tộc ta từ nghìn xưa, đó là yêu chuộng hòa
bình và đề cao lòng nhân ái. Có ai hiểu được lý do không?

- Thần quả là có thắc mắc về điều này từ ngày Bệ hạ ra chỉ lệnh. Nhưng

thân là thần tử, lại chịu ơn cứu mạng và nâng đỡ của Bệ hạ, thần vẫn không
hề lên tiếng hỏi lại. Chẳng hay Vương gia có thể giải tỏa khúc mắc này của
thần và mọi người ở đây không? – Nguyễn Quang Huy đặt câu hỏi ngược
lại.

- Phải đó – Trịnh Hoài Đức lên tiếng. – Nói thật, tôi lúc đó hoàn toàn

bất ngờ khi nghe hiệu lệnh của Văn Phi tướng quân và Chinh Tây Vương
gia. Tôi cũng muốn biết nguyên do.

Thùy lúc này nhìn về phía Toản. Nhận thấy cái gật đầu của người em,

anh mới giải bày:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.