tôn chỉ của những người theo dòng Tên như ý ngài nói là “Nguyện khiến
mọi quốc gia phải quỳ phục dưới chân Ngài”. Thật ra, mọi người đã hiểu
lầm câu này. Không phải họ đến đây để xâm lược. Họ đến để truyền bá
niềm tin của mình. Trên tinh thần, Đức Ki – tô hay còn gọi là Đức Chúa,
cũng chính là người được xưng là “Ngài” trong câu sau là lãnh tụ tinh thần.
Ý họ nói chính là Vương triều trên trời, nơi mà mọi người chỉ đến được sau
khi chết. Điều này không hề mang ý nghĩa trần gian.
- Thế sao còn có các cuộc “Thập tự chinh” và “Thánh chiến”? – Người
hỏi là Nguyễn Ánh.
- Nghĩa phụ. Cha không biết nguồn gốc sâu xa của nó. Đây là cuộc
chiến giữa người Thiên Chúa giáo La Mã và người Hồi giáo. Nói cho đúng
thì đó là một cuộc nội chiến. Bởi lẽ, hai tôn giáo này có cùng nguồn gốc là
Do Thái giáo. Bắt đầu từ khi người Hồi giáo xâm chiếm các lãnh địa của
người Thiên Chúa giáo, kể cả Thánh địa Jerusalem. Quốc vương các nước
bị xâm chiếm đã chạy đến cầu viện Đức Giáo hoàng Urban II. Đáp lại, Đức
Giáo hoàng đã kêu gọi các quốc gia châu Âu giúp đỡ và chiến tranh nổ ra.
Vả lại, chiến tranh cũng đã kết thúc từ thế kỷ thứ mười ba.
- Việc lịch sử thế nào thì ta khoan hãy xét tới – Bàn xen vào. – Trước
mắt, những nhà truyền giáo đến đây với mục đích duy nhất là phổ biến đức
tin của họ. Vả lại, họ đến đây trên những thương thuyền. Thời điểm đó, các
thương thuyền đã bị chặn thì họ biết đi đâu mà báo tin. Vả lại, hiện tại
chúng ta đã cho phép họ truyền giáo công khai, mắc chi mà họ lại làm điều
gây hại cho ta.
- Trẫm hiểu rồi – Ánh gật đầu, nói. Và mọi người cũng đừng ngạc nhiên
khi ông xưng mình là “Trẫm”, bởi lẽ Thái thượng hoàng dù gì cũng được
kể là vua.
- Cũng cần nói thêm – Bàn nói. – Thật ra, dù cho người Phú Lang Sa có
biết được kết quả thì cũng không dám tấn công ta lúc này. Nếu lúc trước có