người nào đó sống sót và về báo tin, họ sẽ tấn công ta ngay vì lúc đó họ vẫn
đang ở rất gần ta, ngoài khơi Ấn Độ. Tuy nhiên, sự chậm trễ thông tin đã
làm họ e ngại. Và, một điều nữa cần hết sức lưu ý. Đó là giờ đây họ đang
chiến đấu chống lại cả châu Âu mà đứng đầu là Anh Cát Lợi nên không có
rảnh tấn công ta đâu.
Mọi người lúc này đã hiểu ra cớ sự. Họ gật đầu đồng ý với những nhận
định này. Vậy thì nỗi lo của nhà vua chẳng phải là người phương Bắc hay
sao? Nhưng giờ đây, nhà Thanh mà người nắm quyền là Gia Khánh Hoàng
đế vẫn đang còn hòa hảo với ta, chưa có động binh. Vậy thì còn lo lắng
điều gì? Võ Tánh lúc này mới hỏi:
- Bệ hạ. Ý ngài có phải là chúng ta sẽ nghĩ cách đối phó với nhà Thanh?
- Đúng vậy. Trẫm đang muốn có hành động với họ. Trẫm muốn năm
năm nữa sẽ có một cuộc chiến. Nhưng lần này không phải là vì chúng ta có
ý định xâm chiếm mà là đe dọa họ. Chúng ta bao nhiêu năm phải xưng thần
với họ. Vị vua nào của đất nước cũng vì để quốc thái dân an mà vẫn phải hạ
mình sang đó để được sắc phong. Với Trẫm, đây là một nỗi nhục. Trẫm
muốn cho họ thấy, chúng ta là một nước chứ không phải là một quận của
họ. Giữa ta và họ là mối quan hệ ngang hàng chứ không phải ta thấp hơn
họ. Nhưng chiến tranh nào cũng phải có lý do, và chính nghĩa phải nằm
trong tay ta. Các khanh xem thử có kế sách nào hay không?
Nguyễn Huỳnh Đức nói:
- Bệ hạ, thần có một cách. Đó là dù Bệ hạ đã lên ngôi nhưng chúng ta
vẫn không đi sứ sang đó để nhận được sắc phong. Hãy lấy lý do là quốc sự
còn bề bộn. Nhiều lần như thế, họ sẽ xem là chúng ta khinh thường họ. Gia
Khánh sẽ cho quân sang đây chiinh phạt. Vậy là chúng ta đã có cớ là đánh
đuổi ngoại xâm.