Ngô Hùng Quang trở về dịch quán với cái mông bê bết máu. Trong cuộc
đời y, có lẽ đây là lần nhục nhã nhất. “Cái lũ An Nam này đúng là man di
mọi rợ. Ngay cả sứ giả Thiên triều như ta cũng dám đụng vào. Để rồi xem,
khi về đến Đại Thanh, các ngươi chờ xem cơn thịnh nộ của Thiên triều”.
Quang tức tối suy nghĩ. “Hiện nay, ta còn ở trên đất chúng, cần phải nhẫn
nhịn. Hừ... Chờ xem... Chờ xem...”
Cũng phải mất gần mười ngày, Ngô Hùng Quang mới có thể thoải mái
đi lại. Ngô Hùng Quang được mời đến gặp nhà vua. Đây cũng vừa khéo là
ngày thiết triều đầu tháng. Y bước vào chính điện lúc mười giờ sáng, khi
mà các sự vụ thông thường trong buổi chầu sớm đã xong. Ngô Hùng Quang
cùng hai phó sứ bước đến diện kiến Toản. Dường như trận đòn mấy hôm
trước chưa đủ để y nhìn thấy rõ vị trí của mình hay thói hống hách, coi trời
bằng vung đã ăn sâu vào máu mà phái đoàn Đại Thanh vẫn bước nghênh
ngang vào điện.
Đến trước mặt Toản, Ngô Hùng Quang không hề cúi đầu mà chỉ chắp
tay trước ngực nói “Bệ hạ vạn an” với điệu bộ giữa hai người bất quá cũng
chỉ là ngang hàng nếu không muốn nói là y cao hơn. Toản cũng đáp một
câu chiếu lệ rồi nói:
- Ngô đại nhân! Ngài còn đau không? Có thể ngồi được không hay là
phải nằm? Hôm nay trẫm có chuẩn bị sẵn giường phòng khi đại nhân không
ngồi được.
Nghe thấy lời này, vị Tổng đốc Lưỡng Quảng cảm thấy tức giận, tuy
nhiên, y tự kìm lại mà nói:
- Mấy vết thương vặt vãnh này có đáng gì. Không dám phiền lòng Bệ hạ
lo lắng. Ta ngồi được.
- Thế thì thật là may quá. Ngài cũng hiểu. Lúc đó trẫm chỉ nghe từ đằng
xa có người dám nói Việt Nam là một nước man di và bắt trẫm phải tạ tội