- Ông nói vậy là sao?
- Anh xem, – trả bức thư cho Huy, Nhu tiếp. Trong thư, Hoàng thượng
bảo chúng ta trước sơ tán dân chúng trong thành, lại bảo chúng ta rút về cố
thủ ở đèo Cù Mông chờ lệnh. Trước đó, có người lại thấy hải đội của giặc
Ánh xuất hiện ở vùng biển Diên Khánh. Rõ ràng Hoàng thượng muốn đốt
thành.
- Đốt thành? Tôi chưa rõ.
- Này nhé. Giặc muốn tiến binh vào đánh Quy Nhơn, quân ta phải phái
binh cứu viện. Ông nghĩ viện binh ở đâu gần nhất? Là chúng ta. Khi đó, Võ
Tánh lại xua quân truy đuổi. Lúc này, nếu chúng ta chống lại, thành Quy
Nhơn không được cứu viện kịp thời, tất mất. Nếu ta không chống mà chạy
về cứu viện, giặc đuổi giết, ta chắc chắn sẽ tổn binh; đến khi về tới Quy
Nhơn thì chả còn mấy mống; giặc lúc này hai đường giáp công, Quy Nhơn
cũng mất.
- Vậy đây là chết chắc. Ông nói giặc Ánh thảm là thế nào? Tôi không
hiểu.
- Ông nghe tiếp. Rõ ràng Hoàng thượng muốn bỏ thành Quy Nhơn cho
giặc. Nhân tiện ép Thái Đức Hoàng đế thoái vị. Quân ta lại vòng qua theo
ngã Tây Nguyên, tái chiếm Phú Yên lúc này không còn binh do giặc đã
truy đuổi anh và tôi. Tôi nghĩ cánh quân này ít nhất cũng là Ngũ phụng thư
hoặc một trong Thất hổ tướng. Sau đó, Tánh sẽ bị quân của anh và tôi phản
công, lại bị tập hậu, lâm vào thế hai mặt giáp công. Ta chiến thắng, lúc này
lại kéo binh về Quy Nhơn. Lúc này có lẽ Ánh đã hạ thành và trở thành ba
ba trong rọ.
- Diệu kế… quả là diệu kế.
- Không phải, – Nhu lắc đầu. Đến cả tôi cũng nghĩ ra, lẽ nào Tánh lại
không nghĩ ra nói chi bên cạnh còn có Lê Văn Duyệt.