CÂY ĐÀN MIẾN ĐIỆN - Trang 43

với nhau. Bất kỳ khi nào bà lão tới, chúng tôi cũng thấy vui hết cả ngày. Bà
là người duy nhất lính gác cho phép ra vào tự do, giả vờ như không biết.

Vào dạo này bà không bán hàng nhiều nữa và chỉ đổi chác với chúng tôi

mà thôi. Ngay từ đầu quần áo và đồ trang bị của anh em đã ít ỏi; nhưng vì
không có đồ thay thế, nên chúng tôi đã phải dành dụm từng tí một, đi đâu
cũng đeo ở trên lưng, nhờ thế hãy còn một số ít sót lại.

Một hôm bà lão tới, đầu đội một bó hàng lớn. Nhe răng cười với người

lính gác Ấn Độ, bà đi qua cổng. Chúng tôi liền bu quanh.

"Này, Bà, đổi cho cháu một quả chuối lấy cái áo này."
"Được, ông ạ." bà trả lời bằng tiếng Nhật.
"Bà ạ, hôm qua cháu làm xong chiếc sáo này, tiếng nó thổi nghe hay

lắm. Đổi cho cháu vài thanh chandaka nhé." Chandaka là một loại đường
thỏi cứng màu nâu.

"Được, kokanKokan - "tiếng ta nghĩa là đổi - được người ta biết ở nhiều

nơi hải ngoại, ngay cả trẻ con nữa. Tuy nhiên, bà có thể nói tiếng Nhật khá
trôi chảy, giọng Osaka. Binh sĩ đóng ở đây trước kia hẳn là đã từ miền
Osaka tới.

"Ê, Bà ơi, cháu không thích con khỉ này vừa mua hôm nọ - có thể đổi

lấy ngapi được không ạ?" ngapi là bột cá biển rất mặn người Miến Điện
dùng để ướp đồ ăn.

"Không, không, không đổi đâu!" Bà lão nói. Con khỉ ấy ranh mãnh,

nghịch ngợm lắm. Còn ai thích Ngapi nữa không?"

Cuối cùng bà sờ soạng trong áo và lôi ra một con chim. Con chim hãy

còn sống. Đó là con vẹt xanh.

Con chim đậu trên tay bà lão, nhìn xung quanh, hai mắt tròn xoe, rồi vỗ

cánh. Đoạn, vừa chép mỏ vừa lắc cái lưỡi đen xì, ngắn lửng, nó kêu ki ki,
tiếng khô khan, the thé.

"Nào, ông thích con vẹt này?"
Mê quá, tất cả chúng tôi trố mắt nhìn.
"Các ông ạ, các ông có thể dạy con chim này nói tiếng Miến Điện, tiếng

Nhật Bản hoặc bất kỳ thứ tiếng nào."

"Đây là thứ chim ông sư ấy mang theo." có người nói.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.