thao láo, nhưng vẫn ngoan ngoãn nâng đàn lên. Đại úy bắt đầu hát bài
Hanyu no Yado và yêu cầu nó chơi bài ấy.
Đúng lúc ấy chúng tôi nghe thấy tiếng còi. Người lính Ấn Độ có nhiệm
vụ trông coi chúng tôi đang đứng ở ngoài cổng chùa vẫy gọi và hô khẩu
lệnh: "Tập hợp! Hết giờ rồi các anh!"
Chúng tôi phải làm theo ngay. Miễn cưỡng, đại úy dẫn chúng tôi đi ra
xa. Khi tan hàng rồi, chúng tôi nghe thấy, từ phía sau, thằng nhỏ chơi một
bài dân ca Miến Điện.
Đêm ấy đại úy nói: "Anh em nghĩ thằng nhỏ ấy học bài Hanyu no Yado
ở đâu hở?"
Chúng tôi ngập ngừng, tự hỏi tại sao ông lại cứ thắc mắc như thế. Cuối
cùng một anh nói: "Đó là một điệu ai cũng biết, và những người Anh ở đây
thường hát bài ấy..."
"Không. Đó không phải điều tôi muốn nói. Cái cách thằng bé chơi bài
ấy kia. Thế cách chơi ấy không làm anh em ngạc nhiên hay sao?
Chúng tôi cố gắng nhớ lại, nhưng không nghĩ ra cái gì khác thường
trong cách chơi ấy cả.
"Điệu nhạc ấy, cái loại hòa âm ấy - có phải đa số người Miến Điện chơi
như thế không?"
"Họ có chơi như thế không?" Chúng tôi tự hỏi. Bài nhạc soạn riêng cho
đàn thụ cầm chúng tôi biết ấy là bài của anh Mizushima và hôm nay, ở
trong chùa, chúng tôi chỉ được nghe có một phần thôi. Chẳng biết dựa vào
cái gì, chúng tôi khó mà đoán được.
"Dĩ nhiên, mỗi phần soạn có một đặc tính riêng," đại úy nói thêm. "Hôm
nay, tôi có cảm tưởng đang nghe nhạc Pháp của Mizushima. Đó không phải
là phần chú ấy soạn ra hay sao? Có ai không nghĩ như vậy không?"
Điều này khiến tất cả anh em ngơ ngác.
"Nhưng, thưa đại úy có thế cho anh em biết từ đâu mà ra như thế?" Một
anh hỏi.
"Ừ, có lẽ không." Đại úy bắt đầu có dáng vẻ nghi ngờ. "Có lẽ đó chỉ là
do trí tưởng tượng của tôi mà thôi."