mại như cái gối, quang cảnh im lặng và heo hút một cách thú vị. Chúng tôi
chỉ nghe thấy tiếng nước ọc ạch, róc rách tại một nơi nào đó, có lẽ ở dưới
đám rêu.
Cho đến bây giờ người lính Ấn Độ đã hoàn toàn tin anh em chúng tôi
nên trong những giờ nghỉ này anh ta thường nằm sóng soài trên một đám cỏ
non mịn, đầu gối lên một cái rễ cây phủ đầy rêu, đánh thẳng một giấc.
Hôm ấy một anh thoáng nhìn thấy một bóng người mặc quần áo màu
vàng đứng trong bóng một cây gần đó. Bóng người đó có vẻ là một tu sĩ
Miến Điện, trong tấm cà sa rách mướp, trông giống một người hành khất.
Người đó nhìn chúng tôi một lúc rồi liếc nhìn xung quanh, điệu bộ luống
cuống rồi bắt đầu vẫy gọi. Một anh đi ra xem người ấy muốn gì.
Dáng người lùn thấp, to ngang, đôi mắt hung dữ, đôi môi khô nẻ, tóc
dài, rối bù, nhưng mặt mũi cạo nhắn nhụi, ông sư ấy quì trên cỏ như thể ẩn
núp; ông ta ngồi đó dáng vẻ rụt rè, lưỡng lự, cười một cách khúm núm.
Trông dường như thể ông ta muốn xin của bố thí, nên người lính đã cho
ông ta phần ăn thừa của anh còn sót lại trong hộp sắt. Ông ta lấy ngón tay
móc thức ăn ra, rồi bò vào mồm nhai; nhưng khi người lính quay đi, ông ta
nắm anh lại và nói: “Anh đã ở trong thành phố này bao lâu rồi?”
“Từ tháng chín vừa qua.”
“Hừm…” Ông ta suy nghĩ một lúc. “Và khi nào anh trở về Nhật Bản?”
“Tôi không biết.”
“Ừ mà có nên trở về không nhỉ? À mà này, tình trạng Nhật Bản bây giờ
ra sao hở?” Ông sư trố nhìn anh lính một cách lo âu, qua đôi mắt đỏ ngầu,
hung dữ.
Anh bạn chúng tôi chợt nhận ra là ông sư này nói tiếng Nhật rất giỏi. Và
anh nhận thấy rằng cái cổ ngắn ấy, đôi vai vuông ấy, cùng với cách nói
chuyện khôn khéo ấy - tất cả gợi cho anh thấy đây là mộ người Nhật lang
thang. Người ngợm bẩn thỉu, tóc tai bù xù thật đấy, song ông ta đã cạo mày
mặt nhắn nhụi và cố tình làm cho râu mình lưa thưa trông giống như một
người bản xứ.
“Này, anh là người Nhật!” Anh bạn chứng tôi thốt lời.