đưa con chim này cho vị tu sĩ. Nào, chim nhỏ bé ơi, con sẽ đậu trên vai
người và thờ phụng đức Phật cùng với anh con nhé.”
Bà lão nói đi nói lại lời chia tay với chúng tôi nhiều lần. Chúng tôi cảm
thấy buồn bã lúc nhìn bà ra đi, song lòng vẫn lo âu muốn thấy bà bắt tay
ngay vào việc kiếm tìm vị tu sĩ. Sau cùng bà nói: “Tôi sẽ trở lại một lần nữa
trước lúc các ông ra đi.” Nhấc thúng hàng lên đầu, bà bắt đầu lạch bạch
bước đi.
Chúng tôi lắc đầu một cách nghi ngờ lúc nhìn bà xa dần.
Bà ta già mà thật tốt bụng, nhưng mình chẳng thể tin được, có người nói
một cách nhăn nhó.
Từ hôm sau trở đi, hầu như hết cả ngày, chúng tôi ở trong trại giam ca
hát, vừa hát vừa nhìn qua hàng rào kiếm người tu sĩ có con vẹt màu xanh.
Chúng tôi cao giọng hát đến tận chiều tối, lòng những hy vọng tiếng hát sẽ
lôi cuốn người tu sĩ ấy. Nếu quả thực tu sĩ ấy là Mizushima, chúng tôi nghĩ,
chắc thế nào anh ấy cũng lại.
Hôm đầu không có một người nào ở xa xa trong đám đông bu quanh
hàng rào lại trông giống anh ấy cả. Có lần, vào ngày thứ hai, có người nói:
“Anh ấy kia kìa!” Nhưng chẳng ngờ lại là một tu sĩ trẻ hơn trông khác hẳn.
Đêm ấy chúng tôi lại bàn luận. Hôm sau nữa chúng tôi sẽ rời đây ra đi.
Chúng tôi tự hỏi liệu có cách nào khác để tìm anh ấy nữa không, nhưng
chúng tôi lại cứ vòng vo tam quốc nhắc đi nhắc lại vẫn cứ những luận cứ cũ
rích ấy.
“Nếu ngày mai Mizushima không tới, anh ấy sẽ bị bỏ lại ở đây một
mình. Sẽ không bao giờ trở về Nhật Bản.” “Có lẽ ông sư ấy chẳng phải là
Mizushima đâu.”
“Tớ đoán không phải. Cậu nhớ điều đại úy nói với chúng mình đêm ấy,
sau khi đình chiến, về chuyện cùng nhau chia sẻ số phận chung. Chúng ta
sẽ cùng sống hoặc cùng chết với nhau, đại úy nói, và nếu trở về Nhật Bản,
chúng ta sẽ cùng trở về với nhau - tất cả anh em - và cùng làm việc để xây
dựng lại tổ quốc chúng ta. Đại úy nói như thế có phải không? Mizushima là
người cương quyết nhất trong anh em - nếu anh ấy không trở lại, thì chắc