xích, tay còn lại là một bịch bánh mì nhỏ. Jennifer nhếch mép cười, như thể
chúng tôi đều đang bị bắt quả tang làm điều gì đó. - “Tư tưởng lớn thường
gặp nhau”, phải không?
- Ấn tượng đấy, - tôi nói khi Jennifer bước tới, mở một trong những bịch đồ
ăn và xếp vào đĩa. - Chị cũng hiểu mẹ em ghê nhỉ.
- Không, chị chỉ hiểu Christopher. Chị đã có phương án dự phòng cho món
nướng từ hôm chở lò nướng về nhà. Anh ấy đến cửa hàng và bị lóa mắt bởi
hằng hà sa số những món hàng ở đó. Khi anh chàng tư vấn bán hàng ở đó
bắt đầu giải thích về đối lưu, thì Christopher đã đi mất tiêu rồi.
- Đối lưu à? - Tôi hỏi.
Jennifer thở dài, lấy tay hất ngược mớ tóc lòa xòa trước mặt ra sau.
- Nó liên quan tới quá trình làm nóng. - Jennifer giải thích. - Thay vì lượng
nhiệt cứ vậy mà bốc lên, thì nó sẽ nóng đồng đều quanh thức ăn. Thứ khiến
Christopher không chịu nổi là tên bán hàng cứ lặp đi lặp lại, như câu thần
chú vậy: nóng đồng đều quanh thức ăn, nóng đồng đều quanh thức ăn.
Tôi phá ra cười. Jennifer quay lại nhìn tôi rồi mỉm cười, có vẻ hơi miễn
cưỡng, như thể cô ấy trước tiên phải chắc là tôi không mang cô ấy ra làm
trò đùa cái đã. Rồi cả hai chúng tôi cùng đứng đó xếp đồ ăn ra đĩa, không ai
nói lời nào nữa. Một lúc sau, chợt nhận ra không khí khá không thoải mái,
như thể trong một bộ phim câm, tôi tìm đề tài để lên tiếng trước:
- Vậy giờ mình giải thích thế nào cho món ăn thay thế vào phút cuối đây
nhỉ?
- Chớ món thịt bò nướng dở quá mà, - Jennifer nói đơn giản.
- Chúng đều có mùi khét hết. Còn đây là món đặc trưng Mỹ rất dễ ăn: bánh