“Nghe hướng dẫn viên nói tôi mới biết hóa ra Vương Hy Chi và Vương
Hiến Chi chính là một trong hai nhà Vương, Tạ trong bài thơ. Hơn nữa
Vương Hiến Chi phong lưu muốn chết luôn, lại còn làm ra cái gì mà qua
phà”.
Tô Niệm Cầm bổ sung: “Gọi là bến Đào Diệp
(
*)
”.
(*) Tương truyền nhà thư pháp thời Đông Tấn Vương Hiến Chi có một ái thiếp tên gọi Đào Diệp.
Mỗi khi nàng qua lại hai bờ Tần Hoài, Vương Hiến Chi đều rất lo lắng, thường ra tận bến phà tiễn
nàng, còn làm bài thơ Đào Diệp ca. Từ đó bến phà trở nên nổi tiếng, lâu dần được gọi là bến Đào
Diệp.
Không biết là vì hôm nay tâm trạng anh rất tốt hay là thực sự có hứng
thú với những gì Tang Vô Yên nói, Tô Niệm Cầm lại phá lệ trò chuyện như
người bình thường với cô.
Tang Vô Yên bật cười vui vẻ.
Còn tay Tô Niệm Cầm thì dừng hẳn lại không đọc chữ nổi nữa, anh
ngẩng đầu lên, ánh mắt nhìn ra chỗ khác, không biết đang nghĩ gì mà hơi
xuất thần. Một lúc lâu sau, sự chú ý của anh mới quay trở lại cuốn sách.
Không khí lại trở nên yên tĩnh, như thể cuộc nói chuyện vừa rồi chưa
từng xảy ra. sắp mười hai giờ, để tránh giờ cao điểm, Tang Vô Yên quyết
định thu dọn đồ đạc chuồn về trước, khi xuống tầng một, cô ngước mắt nhìn
trời, nghĩ ngợi một lúc rồi quay lại văn phòng.
Cô bước tới thùng đựng ô đặt trước cửa sổ, cầm ô của Tô Niệm Cầm lên,
đặt bên cạnh tay anh: “Ô của anh tôi để đây nhé, đừng quên mang theo, trời
vẫn còn mưa đấy”.
Cô là người để đồ cho anh, nếu cô không mang trả lại chắc chắn anh sẽ
không tìm được.
5
Tang Vô Yên ở trường chưa được một tuần đã khá thân thiết với cô giáo
Vương mới được phân về dạy năm ngoái.