Nếu thích thú trong việc hành thiền thì sức mạnh của đức tin sẽ giúp ta
có nhiều nỗ lực tinh tấn trong công việc mà ta đang làm. Nhưng ở tầng mức
này, chúng ta vẫn chưa có trí tuệ, dầu cho có nỗ lực tinh tấn chúng ta cũng
chưa có thể gặt hái kết quả tốt trong việc hành thiền. Chúng ta phải kiên trì
thực hành lâu dài, mặc dầu có lúc chúng ta chán nản vì cảm thấy rằng việc
hành thiền của mình chẳng đi đến đâu và mình sẽ không tìm được đạo, có
lúc chúng ta cảm thấy không thể tìm được bình an hay không đủ điều kiện
hoặc phương tiện để hành thiền, cũng có thể cảm thấy con đường đang đi
không thể đạt được kết quả. Vì cảm nghĩ như thế, ta có ý muốn dứt bỏ việc
hành thiền.
Ở giai đoạn này, chúng ta phải hết sức thận trọng. Chúng ta phải sử
dụng đức kiên nhẫn và chịu đựng giống như trường hợp kéo lưới con cá lớn,
chúng ta phải từ từ tìm cách và từ từ kéo nó lên. Trận chiến không quá khó
khăn lắm đâu. Bởi vậy, hãy từ từ, thận trọng, liên tục, không gián đoạn kéo
lưới dần dần lên. Cuối cùng, sau khi con cá đã bị mệt và ngưng vùng vẫy lúc
bấy giờ ta có thể bắt nó một cách dễ dàng. Đó là chuyện bi ình thường xảy ra
trong lúc tu hành. Chúng ta phải từ từ và thận trọng để có thể gặt hái kết quả.
Chúng ta phải dùng phương thức như vậy để hành thiền.
---o0o---
25. Đèn Bấm
Trong Phật giáo, chúng ta luôn luôn nghe nói đến sự xả bỏ, không chấp
giữ, điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là cầm giữ mà không dính
mắc. Hãy lấy cây đèn bấm làm thí dụ. Thấy một vật, thoạt đầu chúng ta
chẳng biết đây là vật gì, chúng ta tự hỏi: Cái gì đây? Ta bèn cầm lên.Ồ! cây
đèn bấm. Nói xong, ta bỏ cây đèn bấm xuống. Khi cầm nắm các sự vật cũng
thế. Nếu không cầm nắm gì cả thì phải làm sao đây? Nếu không nắm giữ vật
thì ta không thể làm được gì cả. Bởi thế trước tiên ta phải nắm một thứ, đó là
sự muốn. Đúng vậy, có ước muốn sẽ dẫn đến có kết quả. Cũng như việc bạn
đến đây, trước tiên bạn phải có ý muốn đi đến đây, nếu không có ý muốn đó
thì bạn đã không có mặt ở đây hôm nay. Chúng ta hành động bởi vì chúng ta
muốn làm. Nhưng khi ước muốn phát sinh, đừng bám víu vào nó. Cũng như
ta không chấp giữ lấy cây đèn bấm này. Cái gì đây? Ta cầm cây đèn lên. Ồ!
cây đèn bấm. Thế rồi ta bỏ cây đèn xuống. Đó là ý nghĩa của sự cầm nắm
mà không chấp giữ, không dính mắc. Chúng ta ý thức, chúng ta nhận biết,
xong liền xả bỏ để nó ra đi. Chúng ta không dại dột chấp giữ, dính mắc vào