Người đàn bà cười nhẹ, nói như tự trách.
- Không hiểu sao tôi lại kể chuyện nhà không vui cho anh nghe như vậy.
Sông Hương dí dỏm.
- Tại Mẹ băng qua đường gấp quá nên phải kể câu chuyện dài đến hai
mươi năm để giải thích.
- Chuyện gì cũng có nguồn cơn của nó con à. Ngần ngại một chuyến đi,
lỡ một chuyến đò qua sông, một phút dại khờ... cái nguồn tưởng nhỏ nhoi
mà có khi cơn tiếc nuối ân hận theo đuổi mình đến suốt đời.
Chùa Tàu tấp nập khách du lịch. Cổng tam quan mái che cong vút với
hình tượng long phụng chạm trổ công phu. Ba người len lỏi qua sân vườn
chùa công phu hai hàng sứ kiểng lâu năm rồi đi theo ông vải giữ chùa vào
nhà sau.
Lúc ông Bang Trưởng cùng người thanh niên đứng dậy tiễn hai mẹ con
ra cửa, Sông Hương quay lại hỏi chàng.
- Anh có cần Sông Hương ra dẫn anh về ăn trưa không?
Người thanh niên lắc đầu.
- Cám ơn cô. Tôi định làm việc đến chiều, buổi trưa hoặc khi nào đói thì
quanh quẩn trong phố ăn vội chút gì đó cho đở tốn thời giờ.
Hai mẹ con đi lẩn trong đám đông khách du lịch về phía chợ. Người
thanh niên quay vào ngồi đối diện với ông Bang Trưởng người Hoa trên
chiếc trường kỷ chạm trổ công phu. Chồng sách cổ đặt trịnh trọng trên áng
thư. Ông già người Hoa mừng rỡ ra mặt vì hiếm khi được nói chuyện văn
hóa lịch sữ của dân tộc mình bằng tiếng mẹ đẻ. Hai người khách chủ vong
niên, kẻ nói người nghe, chuyện trò tâm đắc. Người thanh niên từ chối lời
mời, ngồi lại một mình trong thư phòng, làm việc qua trưa. Chàng chăm
chú ghi chép làm việc quên cả thời gian.
Mặt trời đã xế bóng lúc người thanh niên rời ngôi chùa đi thơ thẩn thăm
phố rồi thả bước về phía bến sông. Cồn cát màu mở giữa sông xanh tươi
từng đám ruộng bắp khoe mình trong nắng chiều. Bao thế hệ con người đã
cần mẫn cơ cực hàng năm, hàng ngàn năm trên vùng đất nhỏ nhoi. Từng
mùa lũ, mưa trên nguồn đã giận dữ trôi xuôi về vùng đất cách biển không
xa. Cơn lũ đi về biển rộng để lại đổ nát cho người và lớp phù sa mới nuôi
lớn mầm hi vọng sống còn. Vùng đất nhỏ, nơi giao lưu giữa nước nguồn và