nóng, đi chơi hang núi đá ngày Tết, các quan vẫn bắt cô
Ả
ng đi hầu. Cô Ảng phải đem gửi con rồi đi hầu quan. Và
tuy quan không nhận con, song lệ làng thì vẫn giữ nghiêm,
các quan làng đã ngả vạ người đàn bà chửa buộm. Lệ làng
phạt mỗi trẻ con đẻ hoang thì mẹ nó phải nộp làng mười hai
đồng bạc hoa xòe. Những đứa con cô Ảng là trứng của nhà
quan, nhưng nhà quan không nhận thì nó cũng chỉ bằng
trứng con quạ, con cú trong rừng, cho nên làng mới phạt vạ.
Cô Ảng phải đem một con lên núi cho người Dao, đổi lấy
mười hai đồng bạc trắng về nộp làng. Vẫn chưa hết khổ.
Không có chồng, trong nhà lại không có đàn ông, thế thì
phép quan châu cũng không chia cho đàn bà được phần
ruộng để làm
Mẹ đành phải ôm con la liếm đi vét cối giã gạo ngoài
suối xin ăn.
Mười mấy năm qua. Rách quá, ốm quá, chẳng mấy lâu
mà người Mường Cơi đều đã gọi cô Ảng là bà lão Ảng, bà lão
Ả
ng ăn mày.
Khi còn bình yên, Nhấn đã lớn, mỗi năm một lần,
Nhấn đem một con gà xuống Mường Cơi biếu mẹ. Hai mẹ
con thấy nhau chỉ khóc: “Con ơi! Vì mẹ khổ mà hai con của
mẹ, đứa thì hóa ra trâu, đứa thì hóa ra bò”.
Ba năm nay, Pháp trở lại chiếm Mường Cơi, lập lại quan
châu, quan mường. Các làng ven rừng không chịu cúi đầu,
đều bỏ lên ở bí mật trên núi. Nhấn không xuống thăm mẹ
được. Bà Ảng già cũng không biết đường nào lên núi. Có
lần Nhấn xuống, phải khi đồn canh ngặt quá, không vào